sản
4.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020 và 2030 đến năm 2020 và 2030
Dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và những tác động của chúng đến phát triển kinh tế của Việt Nam, cuối năm 2015, Trung tâm Thông tin và Dự báo Quốc gia (NCSEIF) đã xây dựng 03 kịch bản kinh tế Việt Nam đến năm 2020. Đó là kịch bản trung bình, kịch bản thấp và kịch bản cao. Trong đó, kịch bản trung bình, cũng là kịch bản chủ đạo, với nhiều khả năng xảy ra nhất. Trong đó, giả thiết tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục ổn định ở mức trung bình 4%. Đầu tư khu vực nhà nước được cải thiện hơn cả về tốc độ và hiệu quả và giữ vai trò điều tiết nền kinh tế. Điều hành chính sách có nhiều cải thiện, thủ tục pháp lý và môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện. Tốc độ tăng đầu tư trung bình giai đoạn tăng 7%. Mô hình kinh tế phần nào được chuyển đổi nhưng về cơ bản vẫn là nền kinh tế tăng trưởng dựa vào vốn và nhập siêu. Hệ thống tài chính khá ổn định, điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ tương đối linh hoạt. Các hiệp ước quốc tế có hiệu lực, giúp đầu tư và xuất khẩu Việt Nam cải thiện hơn. Khi đó, tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2016 - 2020 có thể đạt mức 6,67%, trong khi lạm phát duy trì ở mức thấp, khoảng 5%.
4.2. Dự báo tình hình phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản phẩm gỗ và lâm sản
Qua nghiên cứu, đánh giá và phân tích các điều kiện phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 cho thấy, tăng trưởng kinh tế toàn giai đoạn 2016 -
2020 có thể đạt mức 6,67%, trong khi lạm phát duy trì ở mức thấp, khoảng 5%. Các nguồn nguyên liệu gỗ và lâm sản cho chế biến luôn đảm bảo. Tuy nhiên, các loại gỗ tốt, quý hiếm phục vụ cho hoạt động chế biến đồ gỗ truyền thống, cao cấp của các làng nghề chế biến gỗ có khả năng giảm sút do chính sách đóng cửa rừng tự nhiên, hạn chế khai thác, xuất khẩu gỗ tròn, gỗ quý của nhiều nước trên thế giới, cũng như vậy sẽ kéo theo có sự hạn chế về nguồn cung. Mặt khác, do nhiều thị trường chính sách mới có hiệu lực tại các như Hoa Kỳ, EU, Ôxtrâylia... với những quy định ngày càng khắt khe hơn về việc sử dụng gỗ hợp pháp trong chế biến đồ gỗ, cùng với đó là các chính sách khuyến khích phát triển chế biến sản phẩm phục vụ thị trường nội địa nên nhiều doanh nghiệp chế biến, kinh doanh sản phẩm gỗ sẽ chuyển dần từ hoạt động chế biến đồ ngoại thất nhằm xuất khẩu sang chế biến đồ gỗ nội thất, vừa phục vụ thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa. Các hoạt động gây trồng, khai thác và chế biến lâm sản ngoài gỗ sẽ được đẩy mạnh một cách chủ động và dài hơi theo các chiến lược phát triển được hoạch định trước. Thông tin về sản phẩm, về cơ sở, doanh nghiệp chế biến gỗ cũng sẽ được rõ ràng, thông suốt và minh bạch hơn. Thị hiếu của người tiêu dùng cũng ngày càng rõ ràng hơn. Và quan trọng hơn cả là do sự có mặt của các doanh nghiệp nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị hiếu thị trường sản phẩm gỗ nội địa có thể sẽ được một số doanh nghiệp chế biến lớn cả trong và ngoài nước, chú trọng nghiên cứu và định hướng phát triển theo hướng ưu tiên sử dụng gỗ rừng trồng trong nước và trình độ công nghệ chế biến hiện có. Theo sự phát triển này thị trường nội địa sẽ khá sôi động. Cơ cấu sản phẩm gỗ và lâm sản sẽ có những sự thay đổi rõ nét. Hệ thống phân phối, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm cũng có sự phát triển theo hướng tích cực nhờ sự đầu tư của các nước trong khu vực,
của các doanh nghiệp và sự mở cửa thị trường bán lẻ nói chung của Chính phủ Việt Nam.