Xây dựng các chương trình xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam (Trang 36 - 37)

VI. Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản

6.2.3. Xây dựng các chương trình xúc tiến thương mạ

Hiện tại, hầu như chưa có một chương trình trình xúc tiến thương mại đồ gỗ và lâm sản nào mang tầm quốc gia, hoặc có hệ thống ở tầm địa phương được hoạch định và thực hiện cho thị trường nội địa, kể cả các chương trình xúc tiến thương mại trung hạn lẫn dài hạn. Do vậy, hoạch định và đưa vào thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại tạo ra động lực quan trọng để phát triển thị trường này. Điều này cũng tạo ra cơ sở để các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ lâm sản có thêm nguồn lực, hoạch định và thực thi chiến lược phát triển của mình hướng đến thị trường nội địa, thay vì vẫn chỉ sản xuất dành cho xuất khẩu như hiện nay. Điểm mới là các chương trình xúc tiến thương mại thị trường nội địa gỗ và lâm sản cần được xây dựng ở tất cả các cấp độ chứ không phải chi chăm chú xây dựng ở Bộ Nông nghiệp và PTNT hay Bộ Công Thương, không phải là chỉ xây dựng các kế hoạch hoạt động trong năm mà là việc xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại đặc thù cho sản phẩm cả trung và dài hạn. Các chương trình xúc tiến thương mại này cần hướng đến việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại của mình. Các chương trình xúc tiến thương mại cần được xây dựng ở cả cấp độ kế hoạch hằng năm, trung hạn và dài hạn nhằm chủ động các hoạt động và nguồn vốn cho các hoạt động này. Các chương trình xúc tiến thương mại này được xây dựng ở cả cấp độ quốc gia, địa phương và trong mỗi doanh nghiệp cụ thể nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong một hệ thống phát triển thị trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)