Đánh giá tổng quát về bài trắc nghiệm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN VẬT LÍ: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương “Hạt nhân nguyên tử” của học sinh lớp 12 trung học phổ thông (Trang 141 - 143)

Các giá trị thu được Các giá trị lý thuyết - Điểm trung bình toàn bài: 30,5

- Độ lệch chuẩn: 8,17 - Hệ số tin cậy: 0,855

- Độ khó của bài trắc nghiệm: 61% - Sai số tiêu chuẩn đo lường: 3,16

- Trung bình lý thuyết: 31,25

- Độ khó vừa phải lý thuyết:

% 50 , 62 % 2 25 100+ = * Nhận xét:

- Điểm trung bình toàn bài thấp hơn so với điểm trung bình lý thuyết. - Hệ thống câu hỏi có độ phân biệt khá tốt, kể cả các phương án nhiễu. - Độ khó của bài TN là 61%.

Đối chiếu điểm trung bình thực tế của bài thực nghiệm với điểm trung bình lý thuyết có độ lệch là: 31,25 - 30,5 = 0,75. Độ lệch này ở bài có 50 câu hỏi với điểm tối đa là 50, là độ lệch vừa phải. Điều này cho thấy bài TN vừa phải đối với đối tượng HS thực nghiệm.

- Hệ số tin cậy: r = 0,855 hệ số này tương đối cao. Điều này nói lên rằng điểm của mỗi HS do bài TN xác định chính xác điểm thật của HS ấy; hay nói cách khác mức độ khác biệt do bài TN đo được so với điểm thực của HS là nhỏ.

- Độ lệch chuẩn: 8,17 cho thấy độ phân tán điểm trong phân bố là lớn. - Sai số tiêu chuẩn đo lường: 3,16.

Với kết quả tính toán như trên, cho thấy điểm của mỗi HS do bài TN biểu thị khá chính xác điểm thật của HS. Ví dụ, một HS có điểm thô là 45 ta có thể tin rằng 99% điểm số thực của HS là 45±3,16.Sm.

Qua thực nghiệm chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- HS đạt điểm trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất 25% từ trung bình trở lên đạt 62,5% đường phân bố thực nghiệm có dạng phân bố chuẩn Gauxơ, phản ánh hệ thống câu hỏi phân biệt tốt năng lực học tập của nhóm HS.

- Tỉ lệ trung bình kết quả đạt được theo mục tiêu đạt độ cao ở mức độ ghi nhớ và thấp ở mức độ vận dụng, điều này phản ánh được chính xác tình hình học tập của HS.

- Từ chỉ số độ khó của các câu, chúng tôi nhận thấy câu hỏi dễ, có độ khó vừa phải tập trung vào kiến thức có sẵn hoặc các bài toán chỉ áp dụng công thức ở tình huống quen thuộc. Mức độ hơi khó liên quan tới các kiến thức có biến đổi so với sách, các câu hỏi kiểm tra về bản chất của khái niệm. Thường các bài toán định tính nằm ở mức độ khó và hơi khó cho thấy HS chưa hiểu sâu sắc bản chất của các khái niệm. Điều này cần chú ý để khắc phục trong quá trình dạy và học. Các câu hỏi khó là những câu phải vận dụng tổng hợp các kiến thức.

- Hệ thống gồm 50 câu đều có độ phân biệt dương từ tạm được đến tốt.

- Qua phân tích chỉ số độ khó, độ phân biệt ở các phương án nhiễu, chúng tôi nhận thấy kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả khi phân tích độ khó, độ phân biệt của đáp án câu.

Qua việc phân tích thực nghiệm chúng tôi thu được một số kết quả sau.

- Bước đầu chúng tôi thu được kinh nghiệm về qui trình trong việc soạn thảo CHTNKQ để KTĐG.

- Việc tổ chức kiểm tra chia thành nhiều đề đó khắc phục được tình trạng quay cóp.

- Điểm số bài TNKQ công bằng, khách quan, được xử lý nhanh chóng.

- Bước đầu soạn thảo và đưa ra thử nghiệm cho thấy hệ thống câu hỏi đạt được các yêu cầu cơ bản theo tiêu chí về các chỉ số thống kê.

- Qua phân tích thực nghiệm phát hiện những thiếu sót của HS. Điều này cho phép nhận định cần kết hợp PP kiểm tra bằng TNKQ với các PP KTĐG khác nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN VẬT LÍ: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương “Hạt nhân nguyên tử” của học sinh lớp 12 trung học phổ thông (Trang 141 - 143)