Tăng cường hợp tác quốc tế trong giám sát tài chính

Một phần của tài liệu tăng cường giám sát hệ thống tài chính việt nam (Trang 51 - 53)

II. Đề xuất kiến nghị nhằm tăng cường giám sát HTTC

5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong giám sát tài chính

Hoạt động hợp tác quốc tế trong giám sát TTTC phát sinh do những yêu cầu khách quan dưới đây:

Những cam kết quốc tế về tổ chức, hoạt động, mở cửa TTTC đòi hỏi cơ quan giám sát tài chính của mỗi nước, trong đó có Việt Nam phải tiếp cận tới những chuẩn mực chung trong công tác giám sát.

Toàn cầu hóa đòi hỏi việc phát hiện và xử lý các vi phạm và lạm dụng TTTC phải được thực hiện theo thông lệ quốc tế. Thị trường càng phát triển, các giao dịch tài chính ngày càng đa dạng hơn, các đối tượng tham gia thị trường ngày càng phức tạp hơn. Một hành vi lạm dụng thị trường như thao túng giá chứng khoán hay giao dịch nội gián tại các thị trường khác bị coi là tội phạm hình sự thì không có lý do gì tại Việt Nam lại chỉ được xử lý như một vi phạm hành chính với mức xử phạt không đủ để răng đe và ngăn chặn hành vi vi phạm.

Toàn cầu hóa và mở cửa TTTC khiến cho các hành vi vi phạm và lạm dụng thị trường cũng mang tính quốc tế. Khi TTTC mở rộng cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài, cho dù là nhà đầu tư có tổ chức hay đầu tư cá nhân, vấn đề sẽ phức tạp hơn rất nhiều, bởi lẽ nguồn luật áp dụng cho các đối tượng này không chỉ dừng lại là hệ thống pháp luật trong nước mà còn là hệ thống pháp luật quốc tế.

Hợp tác quốc tế trong giám sát TTTC cần hướng tới những hoạt động chủ yếu sau đây:

Hợp tác trong khu vực và quốc tế nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các nền tài chính nhằm xây dựng những chuẩn mực và tiêu chí chung trong giám sát TTTC.

Hợp tác trong khu vực và quốc tế nhằm xây dựng khuôn khổ trao đổi thông tin và phối hợp trong phát hiện, xử lý và phòng tránh những hành vi vi phạm và lạm dụng TTTC xuyên biên giới quốc gia.

Hợp tác trong khu vực và quốc tế nhằm hài hòa khuôn khổ luật pháp làm căn cứ pháp lý và trực tiếp điều chỉnh hoạt động giám sát trên TTTC, tạo điều kiện cho việc mở cửa TTTC và thực hiện hiệu quả giám sát TTTC ngày càng mang tính hội nhập quốc tế.

Hợp tác quốc tế trong giám sát TTTC đối với một thị trường non trẻ như của Việt Nam có tầm quan trọng đáng kể bởi ngoài những mục tiêu nêu trên, hợp tác quốc tế còn đem lại những lợi ích to lớn trong trao đổi công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường năng lực thể chế của các cơ quan chịu trách nhiệm giám sát trên thị trường.

KẾT LUẬN

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO không bao lâu thì khủng hoảng tài chính diễn ra 2008-2009 và ít nhiều hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp. Đứng trước cơ hội tái cấu trúc nền kinh tế, HTGSTC cũng cần được xây dựng lại để phù hợp với tình hình mới. Để tìm ra hướng đi đúng đắng cho mô hình giám sát vĩ mô thì việc tiếp thu học hỏi kinh nghiệm ở các nước là vô cùng quan trọng. Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực nghiệm ở các nước, ủng hộ cho quan điểm giám sát hợp nhất và khẳng định sự độc lập cho các cơ quan giám sát ngân hàng. Tuy nhiên, để giám sát hợp nhất có hiệu quả thì Chính phủ cần có một lộ trình phù hợp tùy theo hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tài chính học – Học viện ngân hàng 2. Giáo trình Tiền tệ ngân hàng – Học viện ngân hàng

3. Báo cáo tổng hợp đề tài “Hệ thống giám sát tài chính quốc gia” – PGS.TS. Tô Ngọc Hưng.

4. Khuôn khổ pháp lý về giám sát hợp nhất thị trường tài chính Việt Nam - Ủy ban Kinh tế Quốc hội và UNDP tại Việt Nam

5. Tạp chí tài chính.

6. Lựa chọn mô hình giám sát ngân hàng. Kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam – PGS. TS. Đoàn Thanh Hà.

7. Giám sát hệ thống tài chính: chỉ tiêu và mô hình định lượng - Ủy ban Kinh tế Quốc hội và UNDP tại Việt Nam

8. http://vinacorp.vn 9. http://www.vietinbank.vn 10.http://www.vnba.org.vn 11.www.sbv.gov.vn 12.www.gso.gov.vn 13.www.mof.gov.vn

Một phần của tài liệu tăng cường giám sát hệ thống tài chính việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w