Hiệu lực hệ thống GSTC Việt Nam từ góc độ phát hiện và phòng tránh

Một phần của tài liệu tăng cường giám sát hệ thống tài chính việt nam (Trang 36 - 38)

III. Thực trạng hiệu lực của HTGSTC Việt Nam

3. Hiệu lực hệ thống GSTC Việt Nam từ góc độ phát hiện và phòng tránh

tránh những rủi ro tiềm năng của HTTC

Phát hiện và phòng tránh rủi ro tiềm năng của HTTC là một mục tiêu không kém phần quan trọng so với mục tiêu phát hiện, xử lý và ngăn ngừa các hành vi vi phạm và lạm dụng thị trường. Trên cả ba lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm của TTTC, công tác giám sát đều phải tập trung vào việc chẩn đoán sức khỏe của các định chế tài chính, phát hiện những rủi ro hệ thống, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để có thể nhận diện nguy cơ khủng hoảng.

Một HTGSTC chỉ có thể được coi là có hiệu lực nếu như hệ thống đó có khả năng chẩn đoán chính xác sức khỏe của các tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm; rung chuông cảnh báo khi nhận thấy những rủi ro tiềm tàng của hệ thống TTTC và ngăn chặn thành công những dấu hiệu của khủng hoảng.

Dựa trên tiêu chí này, có thể thấy rằng HTGSTC Việt Nam đã có thể nhận diện được sức khỏe và rủi ro của các định chế tài chính trên cả ba khu vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán. Tuy nhiên, việc nhận diện rủi ro hệ thống và phòng ngừa khủng hoảng chưa được thực hiện một cách đồng bộ và toàn diện cho tổng thể HTTC mà mới chỉ được thực hiện trong phạm vi ngành. Khu vực ngân hàng là khu vực mà công tác giám sát sức khỏe tài chính của các tổ chức tín dụng và NHTM được thực hiện gần với thông lệ quốc tế nhất và hướng đến mục tiêu nhận diện các rủi ro hệ thống một cách hiệu quả hơn so với khu vực chứng khoán và bảo hiểm.

III.1.Thành tựu:

a. Lĩnh vực ngân hàng:

Trên TTTC Việt Nam, hệ thống giám sát ngân hàng là hệ thống đi tiên phong trong việc tiếp cận với những thông lệ quốc tế về giám sát tài chính. Hiện nay, NHNN Việt Nam đang thực hiện quá trình chuyển đổi từ phương pháp giám sát tuân thủ dựa trên các chuẩn mực quy định sẵn (merit regulation) sang phương pháp giám sát dựa trên rủi ro (risk based regulation). Quá trình này đòi hỏi NHNN thực hiện một bước trung chuyển thông qua thực hiện phương pháp giám sát CAMELS. Hiện nay, công tác thanh tra, giám sát do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện dựa trên hệ thống các chỉ số theo

tiêu chuẩn CAMELS và sử dụng chúng như một công cụ để giám sát và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Hệ thống này xây dựng 4 báo cáo cơ bản làm xương sống cho hoạt động giám sát, bao gồm báo cáo giám sát vĩ mô, báo cáo đánh giá xếp hạng, báo cáo cảnh báo sớm và báo cáo tiền thanh tra.

b. Lĩnh vực chứng khoán:

Trên TTCK, hoạt động giám sát lành mạnh tài chính của các định chế thị trường chủ yếu do hai đơn vị trực thuộc UBCKNN thực hiện. Công tác giám sát các định chế trung gian thị trường này cũng đang dần dần được chuyển hướng sang phương pháp giám sát dựa trên rủi ro. Hiện nay, UBCKNN đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về các tỷ lệ an toàn tài chính tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Điểm nhấn quan trọng của Dự thảo này là đề xuất về xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện, xử lý kịp thời nguy cơ đổ vỡ các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Hệ thống cảnh báo sớm này dựa trên những thông lệ quốc tế tốt nhất về giám sát các định chế trung gian thị trường, cụ thể là hệ thống Basel II áp dụng tại châu Âu và các nước phát triển. Tuy nhiên, Thông tư vẫn chưa được Bộ Tài chính ban hành nên việc GSTC đối với các định chế trung gian TTCK chủ yếu vẫn dựa trên các tiêu chí về vốn, tổ chức và hoạt động nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn cấp phép hoạt động.

c. Lĩnh vực bảo hiểm:

Kể từ khi thành lập đến nay, hệ thống giám sát bảo hiểm chưa đưa ra bất kỳ hình thức xử phạt nào đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm đã làm tốt việc giám sát, phát hiện những rủi ro trong hoạt động, dẫn đến rủi ro tài chính tiềm tàng của doanh nghiệp bảo hiểm. Gần đây nhất, Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm đã phát hiện và cảnh báo những rủi ro phát sinh từ tình trạng cạnh tranh bằng mọi cách để giành dịch vụ, không chú ý đến đánh giá rủi ro, tính phí bảo hiểm và thu xếp tái bảo hiểm của các công ty bảo hiểm, dẫn đến thua lỗ trầm trọng. Tình trạng này diễn ra chủ yếu ở khu vực bảo hiểm phi nhân thọ. Ông Lê Hải Phong, Giám đốc Tài chính Tập đoàn Bảo Việt cho biết, chưa có số liệu thống kê cho năm 2013, nhưng theo tổng hợp của Tập đoàn, năm 2012, có 7/29 DN bảo hiểm phi nhân thọ thua lỗ (năm 2011 có 3/29 DN lỗ) và 7/15 DN bảo hiểm nhân thọ thua lỗ (năm 2011 có 4/15 DN lỗ).

Hình thức cạnh tranh chủ yếu là hạ phí bảo hiểm, mở rộng điều kiện, điều khoản bảo hiểm, tăng chi phí khai thác, tăng chi phí dưới hình thức khuyến mại. Những nghiệp vụ có doanh thu phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu thường có cạnh tranh gay gắt nhất như: bảo hiểm xe cơ giới (31,7%), bảo hiểm tài sản và thiệt hại (23,2%), bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người (14,3%). Riêng với nghiệp vụ bảo hiểm học sinh, cạnh tranh gay gắt đã làm tăng chi phí khai thác, khiến cho một số doanh nghiệp bảo hiểm bị lỗ sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Đối phó với tình trạng này, Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm dự kiến sẽ đưa ra mức phí tối thiểu để một mặt đảm bảo quyền lợi khách hàng, mặt khác, loại bỏ cạnh tranh, duy trì lành mạnh tài chính của khu vực bảo hiểm. Trong tương lai, Cục sẽ yêu cầu lập quỹ dự phòng bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi khách hàng. Như vậy, ở một mức độ nào đó, cơ quan quản lý và giám sát bảo hiểm đã

làm được nhiệm vụ giám sát rủi ro tài chính, cảnh báo và có những đối sách phù hợp để điều chỉnh hoạt động của những tổ chức bảo hiểm.

III.2.Hạn chế:

Thứ nhất, việc giám sát, phát hiện những bất ổn về sức khỏe tài chính và rủi ro hoạt động của các tổ chức tài chính tham gia thị trường chưa được hoàn thiện theo những chuẩn mực của phương pháp giám sát dựa trên rủi ro (risk-based) mà phần nào vẫn đang dựa trên phương thức đánh giá theo chuẩn mực định sẵn (merit based). Khu vực giám sát ngân hàng đang thực hiện bước trung chuyển qua mô hình CAMELS để tiếp cận với các tiêu chí giám sát dựa trên rủi ro trong khi khu vực bảo hiểm và chứng khoán mới đang xây dựng hệ thống tiêu chí giám sát này. Trong bối cảnh phát triển TTTC hiện nay, đây là một hạn chế của HTGSTC trong phát hiện rủi ro tài chính cũng như rủi ro hoạt động của các định chế tài chính.

Thứ hai, vai trò của tổ chức BHTG trong việc giám sát an toàn tài chính chưa rõ ràng. Theo quy định pháp luật hiện hành, BHTG thực hiện việc theo dõi, giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định về BHTG và các quy định về an toàn trong hoạt động của tổ chức tham gia BHTG. Yêu cầu các tổ chức tham gia BHTG cung cấp tài liệu, thông tin, báo cáo về tình hình hoạt động, kinh doanh theo định kỳ hay đột xuất; thực hiện các biện pháp chấn chỉnh vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng và nguy cơ mất khả năng chi trả. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không quy định chế tài xử phạt đối với các tổ chức tham gia BHTG vi phạm. Do vậy, điều đó làm giảm hiệu quả, hiệu lực của việc giám sát.

Một phần của tài liệu tăng cường giám sát hệ thống tài chính việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w