III. Thực trạng hiệu lực của HTGSTC Việt Nam
1. Hiệu lực hệ thống GSTC Việt Nam trong phát hiện và xử lý các hành vi
các hành vi vi phạm và lạm dụng thị trường. Hiệu lực trong phát hiện và phòng tránh những rủi ro tiềm năng của định chế tài chính và HTTC. Hai tiêu chí đầu liên quan đến nội dung giám sát hành vi, chủ yếu được thực hiện trên TTCK và khu vực ngân hàng. Trong khi đó, tiêu chí thứ ba liên quan đến nội dung giám sát sức khỏe tài chính của các định chế thị trường được thực hiện trên cả ba lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán.
1. Hiệu lực hệ thống GSTC Việt Nam trong phát hiện và xử lý các hànhvi vi phạm và lạm dụng thị trường: vi vi phạm và lạm dụng thị trường:
Trước hết, cần xác định thế nào là hành vi vi phạm và hành vi lạm dụng thị trường. Theo thông lệ quốc tế, hành vi vi phạm trên TTTC bao gồm mọi hoạt động, trạng thái và hành vi của tổ chức và cá nhân không tuân thủ các quy định tại các luật và quy chế, quy định liên quan trên TTTC. Trong số các hành vi vi phạm, một số hành vi “lạm dụng thị trường” (market abuses) thường được coi là những hành vi có tính chất nghiêm trọng nhất, gây tổn hại đến sự công bằng, minh bạch và tính toàn vẹn của thị trường. Những hành vi lạm dụng thị trường thường được xử lý bằng các chế tài hình sự bên cạnh các biện pháp xử phạt khác. Hành vi lạm dụng thị trường bao gồm lừa đảo, gian lận tài chính, rửa tiền, thao túng thị trường, giao dịch nội gián và một số hành vi khác tùy theo khung pháp lý của từng nước.
Hiệu lực của HTGSTC Việt Nam, trước hết, cần được nhận diện từ góc độ khả năng phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm và lạm dụng thị trường. Có hai câu hỏi chính cần đặt ra là: HTGSTC có phát hiện được các hành vi vi phạm và lạm dụng thị trường hay không? HTGSTC có thể xử lý hiệu quả những vi phạm và lạm dụng thị trường này hay không, nghĩa là việc xử phạt có đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng quy định và thẩm quyền hay không? Việc đánh giá hiệu lực HTGSTC căn cứ vào hai tiêu chí trên cho thấy những kết luận sau: HTGSTC Việt Nam có phát hiện được các hành vi vi phạm và lạm dụng thị trường. Tuy nhiên, việc phát hiện những hành vi lạm dụng thị trường còn hạn chế. Xét trên phương diện xử lý các hành vi vi phạm và lạm dụng thị trường, HTGSTC Việt Nam đã đảm bảo việc xử lý đúng người, đúng tội, đúng quy định. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm chưa triệt để, chưa đạt được hiệu lực cưỡng chế thực thi mong muốn do chế tài và thẩm quyền xử lý còn nhiều lỗ hổng, đặc biệt trên TTCK.
1.1. Thành tựu:
a. Lĩnh vực ngân hàng:
Trên thị trường ngân hàng, các hành vi vi phạm và lạm dụng thị trường được phát hiện và xử lý chủ yếu liên quan đến vi phạm các quy định về kinh doanh như vi phạm liên quan đến trần lãi suất, giao dịch ngoại tệ hoặc các hành vi liên quan đến đạo đức nghề nghiệp. Một số hành vi vi phạm những quy tắc về đạo đức nghề nghiệp như việc lạm dụng chức vụ quyền hạn để nhận hối lộ, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cũng đã được phát hiện trong hệ thống ngân hàng đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xử lý.
Con số thống kê của ngành Công an cho thấy, dù chiếm số lượng rất nhỏ trong tổng số các vụ phạm tội (0,22%), song mức độ thiệt hại của các vụ án trong lĩnh vực ngân hàng lại chiếm tới 60%. Còn theo kết quả khảo sát của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng đối với 30 vụ án xảy ra trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng thời gian qua, trong 117 bị can bị khởi tố thì có tới 81 bị can là cán bộ ngân hàng (chiếm 69,2%).
Trong 10 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, được coi như “đại án” của nước ta trong thời gian gần đây dược VKSNDTC nêu ra mới đây, đáng lưu ý là có tới 7/10 vụ án là xảy ra trực tiếp tại các tổ chức tín dụng (TCTD), 3/10 vụ án còn lại tuy không xảy ra tại TCTD nhưng lại có sự “đóng góp” không nhỏ của các nhân viên ngân hàng khi tiếp tay cho các hành vi phạm tội.
Vụ án xảy ra tại LienVietPostBank - Sở Giao dịch Hậu Giang và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) - Chi nhánh Sóc Trăng trong việc cho vay có thế chấp bằng hàng tồn kho đối với Công ty CP Chế biến Thực phẩm Phương Nam (Sóc Trăng) dẫn đến việc hàng chục cán bộ, nhân viên của 3 đơn vị này bị khởi tố, bắt tạm giam. Hiện, khoản nợ của Công ty Phương Nam được xác định lên tới 1.600 tỉ đồng, trong đó có khoảng 328 tỉ đồng của LienVietPostBank…Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều tổ chức, cá nhân, ngân hàng lên đến hàng nghìn tỉ đồng, trong đó liên quan đến sai phạm của nhiều cá nhân và ngân hàng.
Thủ đoạn của bọn tội phạm ngày càng tinh vi và xảo quyệt hơn, diễn biến vụ án phức tạp hơn. Không chỉ câu kết với nhân viên ngân hàng, chúng còn móc nối với các cơ quan khác như Phòng Công chứng để thực hiện các hành vi phạm tội của mình. Điển hình như vụ án ngày 10/9/2013, Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP HCM xử phúc thẩm đã tuyên án 5 năm tù đối với Phan Thanh Vân (nguyên công chứng viên Phòng Công chứng số 2, TP HCM) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Cùng lĩnh án còn có hai bị cáo nguyên cán bộ ngân hàng từ 5 đến 6 năm tù cùng về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng”.
Bên cạnh đó, tội phạm công nghệ cao cũng đang gia tăng nhanh chóng.Đây là lĩnh vực mới, yêu cầu công nghệ và mức độ bảo mật cao.Tuy nhiên, những lỗ hổng bảo mật trong công nghệ quản lý ngân hàng như thẻ thanh toán, ATM, e-banking… đang là điểm nhắm đến của bọn tội phạm công nghệ cao. Với thủ đoạn tinh vi, hàng loạt vụ đột nhập gây thiệt hại cho nhiều ngân hàng tại nước ta đã xảy ra. Theo thống kê của Bộ Công
vụ án, vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tổng thiệt hại hơn 2.000 tỉ đồng, trong đó đã xác lập 44 chuyên án, 217 vụ việc và vụ án.
b. Lĩnh vực chứng khoán:
Năm 2008 có 97 vụ vi phạm hành chính bị Ủy ban Chứng khoán xử phạt, năm 2009 là 50 vụ và năm 2010 là 25 vụ. Riêng tổng số tiền thu được từ việc xử phạt trong năm 2010 khoảng 3,6 – 3,7 tỷ đồng. Đáng chú ý trong các quyết định xử phạt của năm 2011 là xử phạt tổng cộng 2,35 tỷ đồng đối với 8 cá nhân làm giá cổ phiếu AAA của Nhựa An Phát, cổ phiếu MKV của CTCP Dược thú y Cai Lậy và cổ phiếu VIC của Vincom.
Năm 2011, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 37/2011/TT-BTC về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Mức phạt cao nhất lên đến 500 triệu đồng, với hành vi tổ chức trao đổi thông tin để thực hiện mua - bán chứng khoán ngoài Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Đã có 146 quyết định xử phạt được ban hành năm 2012, với tổng số tiền phạt trên 8,5 tỷ đồng. Năm 2012, UBCK thanh tra 3 CTCK có vốn nhà nước để kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật, kiểm tra 1 CTCK vi phạm nghiêm trọng việc sử dụng tiền và chứng khoán của nhà đầu tư, chuyển hồ sơ cho cơ quan công an; xử phạt 2 CTCK có hành vi cho nhà đầu tư bán khống và 1 nhân viên môi giới; xử phạt 2 CTCK vi phạm hoạt động giao dịch ký quỹ.Về vi phạm của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, có 45 người bị phạt do vi phạm báo cáo giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ.UBCK cũng xử phạt 58 công ty đại chúng, công ty niêm yết vì vi phạm quy định về công bố thông tin.
Năm 2013, UBCKNN đã ban hành 84 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức và cá nhân, với tổng số tiền phạt gần 7 tỷ đồng. Bên cạnh đó UBCKNN đã áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động môi giới có thời hạn đối với 1 công ty chứng khoán do hành vi cho khách hàng vay chứng khoán khi chưa có quy định của Bộ Tài chính, đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với 1 công ty quản lý quỹ do hoạt động không đúng nội dung quy định trong giấy phép.
Trong năm 2013, UBCKNN đã ứng dụng CNTT hiện đại trong giám sát và công bố thông tin trên TTCK nhằm đáp ứng 3 tiêu chí: Giúp nâng cao tính minh bạch, công bằng của thị trường. Tăng cường bảo vệ các nhà đầu tư trên thị trường thông qua khả năng thiết lập các tiêu chí cảnh báo sớm, cũng như thực hiện những tiêu chí cảnh báo theo tin đồn, thông tin bất thường. Sớm đưa ra các phân tích về giao dịch chứng khoán trên thị trường, hỗ trợ quản lý và giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường phù hợp với yêu cầu hoạt động và phát triển TTCK Việt Nam, ngày càng tiếp cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Theo đó, Hệ thống giám sát giao dịch Chứng khoán (MSS) bước đầu đã phát huy hiệu quả như: Đảm bảo các hoạt động giao dịch trên TTCK tuân thủ các điều khoản của Luật Chứng khoán và quy định khác có liên quan. Phát hiện các dấu hiệu giao dịch bất thường kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi giao dịch chứng khoán vi phạm quy định của pháp luật.
Ngoài ra, UBCKNN đã thí điểm cho 1.000 công ty đại chúng áp dụng Hệ thống công bố thông tin (IDS). Hệ thống góp phần bước đầu tin học hóa chức năng giám sát và công bố thông tin trên TTCK. Với lợi ích đem lại cho các công ty đại chúng trong
việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo và công bố thông tin. Đồng thời, giúp cơ quan quản lý rút ngắn thời gian thu thập thông tin, đẩy nhanh thời gian xử lý thông tin và kịp thời công bố thông tin cho thị trường.
c. Lĩnh vực bảo hiểm:
Năm 2011, không ít DN bảo hiểm là công ty đại chúng (chưa niêm yết) vẫn không tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định tại Thông tư 09. Theo Thông tư 09, công ty đại chúng phải công bố nghị quyết ĐHCĐ, BCTC năm, báo cáo thường niên chậm nhất 20 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn hoàn thành BCTC năm. Thông tin không chỉ công bố cho cơ quan quản lý, mà còn phải công bố trên trang thông tin điện tử (website) của DN. Bảo hiểm Viễn Đông (VASS), dù họp ĐHCĐ từ ngày 27/4, nhưng hiện VASS vẫn chưa đăng tải nghị quyết ĐHCĐ, cũng như BCTC năm 2011 trên website (www.vass.com.vn). Tương tự, Bảo hiểm Hàng không (VNI) cũng không đăng tải BCTC năm 2011, báo cáo thường niên trên website Côngty (www.vna- insurance.com).Bảo hiểm Quân đội (MIC) cũng vậy, chưa thấy đăng tải nhiều thông tin theo quy định trên website.
Năm 2012, Cục quản lý và giám sát bảo hiểm đã thanh tra 3 doanh nghiệp bảo hiểm: Công ty TNHH Aon Việt Nam, Công ty TNHH Manulife Việt Nam, Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp (ABIC); kiểm tra toàn diện hoạt động kinh doanh của 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 5 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 3 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và chuyên đề bảo hiểm xe cơ giới, hoa hồng bảo hiểm…Qua đó đã phát hiện nhiều sai phạm như một số doanh nghiệp bảo hiểm chưa nghiêm túc thực hiện các quy định, chấp hành không đúng quy định việc tách quỹ chia lãi, chi trả quyền lợi cho khách hàng không đúng quy tắc hợp đồng, chi sai tỷ lệ hoa hồng, chi bồi thường chưa đúng quy định...Cũng theo báo cáo của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng thị trường bảo hiểm trong năm 2012 vẫn đạt đà tăng trưởng 12% so với năm trước đó. Trong đó, tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng gần 10,7% và phi nhân thọ là trên 13,7%. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề đáng nói như doanh thu tăng nhưng lợi nhuận trước thuế của thị trường lại giảm, ví dụ như khối phi nhân thọ thu tăng 10,7% nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm 12% so với năm 2011.Theo quy định của Thông tư 52 có hiệu lực từ ngày 1/6/2012 thì có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin, nhất là đối với nghĩa vụ công bố thông tin bất thường. Đối với khối DN bảo hiểm niêm yết, một số công ty cũng vi phạm nghĩa vụ CBTT. Cụ thể, Bảo hiểm PJICO (mã PGI) và Bảo Minh (mã BMI) đã gần hết quý II/2012, nhưng 2 DN này vẫn chưa đăng tải BCTC quý I/2012, vi phạm quy định phải công bố BCTC quý trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày kết thúc quý. Ngoài ra, đối với PJICO, sau khi họp ĐHCĐ ngày 25/4/2012 đến 6/2012, Công ty chưa đăng tải nhiều báo cáo theo luật định.
Ngày 10⁄10⁄2013, Hội đồng Cạnh tranh đã ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp Bảo hiểm Toàn cầu về Quyết định của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh đối với vụ việc 12 doanh nghiệp Bảo hiểm thỏa thuận ấn định giá bảo hiểm học sinh. Trên thị trường bảo hiểm toàn diện học sinh trong phạm vi và giai đoạn bị điều tra, thị phần kết hợp của 12 doanh
nghiệp Bảo hiểm tham gia thỏa thuận chiếm 99.81%, vượt quá ngưỡng 30% trên thị trường liên quan quy định tại khoản 2, Điều 9 Luật Cạnh tranh.
1.2. Hạn chế:
Thứ nhất, hiệu quả phát hiện những hành vi lạm dụng thị trường chưa cao, thể hiện ở số vi phạm được phát hiện và xử lý không đáng kể so với những vi phạm xảy ra
trong thực tế. Trong lĩnh vực phòng và chống rửa tiền của NHNNVN, theo đánh giá về việc thực hiện Nghị định 74 thì với tiêu chí “những giao dịch đáng ngờ và giao dịch bằngtiền mặt hoặc bằng ngoại tệ, vàng có tổng giá trị từ 200 triệu đồng trở lên, hay các giao dịch gửi tiết kiệm từ 500 triệu đồng trở lên” phải được các định chế tài chính báo cáo lên Cục thì Cục Phòng, chống rửa tiền vẫn chưa xác định được trường hợp rửa tiền nào tại Việt Nam mà mới chỉ xác định được khoảng 20 giao dịch đáng ngờ, có dấu hiệu rửa tiền. Trong thực tế, dù đến thời điểm này chưa có vụ việc nào bị kết luận là rửa tiền, song hoạt động này có khả năng diễn ra tinh vi và phức tạp hơn nhiều trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO. Như vậy, có thể thấy rằng công tác phát hiện và xử lý các hành vi rửa tiền cũng chưa đạt hiệu quả như mong muốn, phần nào do sự bất cập của hành lang pháp lý quy định về phòng, chống rửa tiền.
Thứ hai, nguồn thông tin phát sinh các hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp chủ yếu từ cơ quan cảnh sát điều tra và hoạt động khiếu nại tố cáo hơn là từ hoạt động giám sát chuyên ngành: Những phát hiện về đa số những vụ việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng hầu như không xuất phát từ hệ thống giám sát của ngân hàng mà thường do điều tra của công an kinh tế và khiếu nại tố cáo của người bị hại. Điều này đặt ra câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ của các NHTM và hiệu lực của hệ thống giám sát ngân hàng trong phát hiện những hành vi vi phạm và lạm dụng thị trường. Tương tự, trên lĩnh vực chứng khoán, các vụ việc liên quan đến vi phạm đạo đức nghề nghiệp, lạm dụng tài khoản của nhà đầu tư chủ yếu phát sinh từ khiếu nại, tố cáo của khách hàng chứ không phải là kết quả của hoạt động giám sát định kỳ hay bất thường của chủ thể giám sát.