Hiệu lực HTGSTC Việt Nam từ góc độ ngăn ngừa và phòng tránh các

Một phần của tài liệu tăng cường giám sát hệ thống tài chính việt nam (Trang 35 - 36)

III. Thực trạng hiệu lực của HTGSTC Việt Nam

2.Hiệu lực HTGSTC Việt Nam từ góc độ ngăn ngừa và phòng tránh các

các hành vi vi phạm và lạm dụng thị trường

Hiệu lực hệ thống GSTC Việt Nam có thể được nhận diện từ góc độ ngăn ngừa và phòng tránh các hành vi vi phạm và lạm dụng thị trường. Khả năng ngăn ngừa và phòng tránh các hành vi vi phạm và lạm dụng thị trường là hệ quả tất yếu của hiệu lực phát hiện và xử lý vi phạm của HTGSTC. Nếu HTGSTC không thể phát hiện và xử lý triệt để các vi phạm trên thị trường thì khó có thể ngăn ngừa và phòng tránh các hành vi vi phạm đó xảy ra trên diện rộng hoặc tái diễn.

Có thể nhận thấy các cơ quan quản lý tham gia vào hoạt động giám sát TTTC đã thực hiện đầy đủ các trách nhiệm, bao gồm: ban hành quy định hướng dẫn về giám sát; xây dựng và thực hiện kế hoạch giám sát hàng năm; đảm bảo việc giám sát, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm và kịp thời cảnh báo phù hợp với quy định của pháp luật nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm trên TTTC.

II.1. Thành tựu:

Hiệu lực của hệ thống giám sát xét từ tiêu chí này có thể đánh giá như sau: Các quy định và hướng dẫn về giám sát trên cả ba lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán đã được ban hành tương đối đầy đủ, tạo ra căn cứ pháp lý để ngăn chặn các hành vi vi phạm và lạm dụng thị trường;

Kế hoạch kiểm tra, thanh tra định kỳ và bất thường trên thị trường ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm được thực hiện đầy đủ và linh hoạt. Kết quả kiểm tra là cơ sở để các cơ quan quản lý xử lý các vi phạm và có giải pháp ngăn chặn các rủi ro và bất ổn tiềm năng liên quan đến các giao dịch và hoạt động tài chính trên thị trường.

Công tác giám sát TTTC về cơ bản đã đạt được mục tiêu phát hiện dấu hiệu giao dịch bất thường, phân tích, kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, phát hiện các xu hướng vi phạm và rủi ro tiềm năng của hệ thống, kịp thời có những biện pháp cảnh báo hoặc chính sách điều chỉnh thị trường.

Các cơ quan quản lý đã kịp thời đưa ra biện pháp kiểm tra, giám sát cần thiết khi phát sinh những khiếu nại, khiếu kiện của nhà đầu tư và công ty chứng khoán hoặc thông tin thị trường về những dấu hiệu giao dịch lạm dụng thị trường.

Bộ Tài chính, UBCKNN và NHNNVN đã thực hiện tốt trách nhiệm của cơ quan quản lý trên TTTC thông qua việc kịp thời có phản hồi hoặc thông tin cho công chúng về các biện pháp giám sát trong những trường hợp có khiếu nại, khiếu kiện hoặc

xuất hiện thông tin trên báo chí về các “hiện tượng” giao dịch không lành mạnh trên thị trường, duy trì niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường và cơ quan quản lý.

II.2. Hạn chế:

Thứ nhất, tình trạng tái phạm rất phổ biến trên một số khu vực của TTTC: TTCK Việt Nam là nơi mà tình trạng tái phạm và vi phạm xảy ra phổ biến, kể cả đối với khu vực công ty chứng khoán, những tổ chức không thể viện cớ rằng mình thiếu hiểu biết về pháp luật như những nhà đầu tư cá nhân.

Thứ hai, tình trạng lách luật thành công xảy ra phổ biến, cho thấy khả năng ngăn ngừa vi phạm của các chủ thể giám sát chưa cao: Khu vực ngân hàng là một điểm nóng trên thị trường tài chính xét trên phương diện “né luật” hay “lách luật” như báo chí vẫn thường đề cập.

Một phần của tài liệu tăng cường giám sát hệ thống tài chính việt nam (Trang 35 - 36)