Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính

Một phần của tài liệu tăng cường giám sát hệ thống tài chính việt nam (Trang 48 - 51)

II. Đề xuất kiến nghị nhằm tăng cường giám sát HTTC

4.Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính

4.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính:

Hệ thống chỉ tiêu giám sát được xem là nội dung cốt lõi đối với hoạt động giám sát tài chính trên cả yêu cầu hiệu lực và hiệu quả giám sát. Do đó, kế hoạch và giải pháp phát triển hệ thống chỉ tiêu giám sát cần đảm bảo các nguyên tắc căn bản sau:

Thứ nhất, việc thiết kế hệ thống chỉ tiêu phải tính đến quan hệ tương tác, đan xen giữa các mục tiêu giám sát tài chính, đảm bảo cho sự ổn định của HTTC, sự an toàn và lành mạnh của các định chế tài chính, bảo vệ người tiêu dùng và hiệu quả của HTTC vì: Sự an toàn của các định chế tài chính góp phần trực tiếp tạo nên sự an toàn của HTTC, bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo hiệu quả của HTTC. Sự an toàn của HTTC góp phần bảo vệ người tiêu dùng, góp phần củng cố an toàn của các định chế tài chính, tạo nên hiệu quả của HTTC. Người tiêu dùng được bảo vệ sẽ có niềm tin góp phần tạo nên sự an toàn của các định chế tài chính, HTTC

và tăng cường hiệu quả của HTTC. Hiệu quả của HTTC được tạo lập sẽ góp phần quan trọng mang lại an toàn của các định chế tài chính, an toàn của HTTC và bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia vào TTTC. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ đảm bảo cho hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính của Việt Nam xác định được các chỉ tiêu trọng yếu cần ưu tiên cũng như dự báo kịch bản xảy ra, biện pháp ứng phó thích hợp.

Thứ hai, thiết kế hệ thống chỉ tiêu cần đảm bảo hình thành cơ sở cho bước chuyển tiếp” nhằm đạt mục tiêu của hệ thống giám sát. Đó là đánh giá việc thực hiện các yêu cầu giám sát; cảnh báo sớm rủi ro, khủng hoảng và biện pháp ứng phó thích hợp. Đồng thời, hệ thống chỉ tiêu còn là căn cứ quan trọng cho việc xác định các thông tin, dữ liệu cần có cũng như việc thiết kế, vận hànhhệ thống thông tin giám sát tài chính.

Thứ ba, hệ thống các chỉ tiêu giám sát tài chính cần được thiết kế theo cấu trúc thích hợp nhằm bám sát yêu cầu thực hiện giám sát.

4.2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính:

Lĩnh vực ngân hàng:

Sử dụng hệ thống chỉ tiêu CAMELS mà Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đang áp dụng để giám sát rủi ro theo thông lệ quốc tế. Uỷ ban giám sát có thể cụ thể hơn các chỉ tiêu phù hợp với điều kiện Việt Nam. Từ các chỉ tiêu được tính cho từng tổ chức riêng lẻ để đo lường cho các nhóm tương đồng chủ yếu như các ngân hàng trong nước, các chi nhánh ngân hàng địa phương, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng quốc doanh, các nhóm phức hợp (tập đoàn) hoặc toàn bộ hệ thống ngân hàng.

An toàn Vốn (yếu tố C)

1. Vốn (C1+C2) so với tổng tài sản có rủi ro nội ngoại bảng

2. Vốn tự có so tổng tài sản có 3. Các khoản dự trữ vốn tự có

Chất lượng tài sản có (yếu tố A)

4. Nợ nhóm 2 đến nhóm 5 so với Vốn tự có 5. Dự phòng rủi ro so với Tổng tài sản Có

6. Dự phòng rủi ro so với Tổng tài sản Có nhóm 2 đến nhóm 5

7. Tài sản có sinh lời so với tài sản Nợ phải trả lãi

Năng lực quản lý (yếu tố M)

8. Tốc độ tăng trưởng tài sản Có 9. Tốc độ tăng trưởng đầu tư tín dụng 10. Tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận 11. Tốc độ tăng trưởng về Vốn tự có từ lợi nhuận của Ngân hàng.

12. Tốn thất trong hoạt động so với Tổng tài sản Có

13 Số lần vi phạm các quy định, quy chế.

Khả năng sinh lời (yếu tố E).

14. Thu nhập từ lãi so với Tổng tài sản Có 15. Chi trả lãi so với Tổng tài sản Có

16. Thu nhập trước thuế so với Tổng tài sản Có 17. Thu nhập trước thuế so với Vốn chủ sơ hữu 18. Lợi nhuận ròng so với Vốn tự có

19. Thu nhập trước thuế so với Tổng nợ xoá 20. Chi phí hoạt động so với tài sản Có sinh lời 21. Thu nhập lãi và phí so với tài sản Có sinh lời

Tính thanh khoản (yếu tố L)

22. Tài sản Có động 1 ngày so với Tài sản Nợ động 1 ngày

23. Tài sản Có động 7 ngày so với Tài sản Nợ động 7 ngày.

24. Tài sản Có động 1 ngày so với Tài sản Nợ động 1 tháng.

Sự nhạy cảm với rủi ro thị trường (yếu tố S)

26. Trạng thái ngoại tệ Âm so với Vốn tự có 27. Trạng thái ngoại tệ Dương so với vốn tự có. 28. Trạng thái từng loại ngoại tệ so với Vốn tự Có. 29. Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ so với Tổng thu nhập. 30. Tổng trạng thái ngoại tệ (Âm + Dương) so với Tổng TSC nội bảng.

khoản tiền gửi và nợ ngắn hạn. hạn đến 6 tháng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

32. Tài sản Nợ đáo hạn từ 6 đến 12 tháng so với TSC đáo hạn từ 6 đến 12 tháng.

33. Tài sản Nợ đáo hạn trên 1 năm so với TSC đáo hạn trên 1 năm.

Lĩnh vực chứng khoán: Có thể áp dụng các chỉ tiêu

Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn, tài sản:

+ Hệ số an toàn= Vốn khả dụng/Tổng vốn nợ điều chỉnh. + Hệ số nợ= Tổng nợ/tổng tài sản

+ Hệ số nợ dài hạn= Nợ dài hạn/Tổng tài sản

+ Hệ số nợ dài hạn trên tổng vốn dài hạn= Nợ dài hạn/ (Nợ dài hạn+ vốn chủ sở hữu) + Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu= Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu

+ Hệ số mua sắm tài sản cố định= Giá trị còn lại của tài sản cố định/ Vốn chủ sở hữu + Hệ số dự phòng giảm giá chứng khoán= Dự phòng giảm giá chứng khoán/Giá trị chứng khoán nắm giữ

Nhóm chỉ tiêu phản ánh tính thanh khoản:

+ Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn= Tổng tài sản ngắn hạn/ Tổng nợ ngắn hạn

+ Chỉ tiêu thanh toán bằng tiền= Tiền và tài sản tương đương tiền/ Tổng nợ ngắn hạn

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời:

+ Hệ số lợi nhuận gộp= Lợi nhuận gộp/ Tổng doanh thu thuần

+ Hệ số lợi nhuận sau chi phí quản lý= (Lợi nhuận gộp- Chi phí quản lý doanh nghiệp)/ Tổng doanh thu thuần

+ Hệ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS)= Lợi nhuận sau thuế/ Tổng doanh thu thuần + Hệ số lợi nhuận trên tài sản (ROA)= Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân

+ Hệ số lợi nhuận trên vốn sở hữu (ROE)= Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng:

+ Tổng nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu + Lợi nhuận

+ Tổng doanh thu

+ Doanh thu hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán

+ Doanh thu hoạt động môi giới

+ Số lượng tài khoản giao dịch + Thị phần môi giới

+ Doanh thu hoạt động bảo lãnh phát hành + Doanh thu hoạt động tự doanh

Lĩnh vực bảo hiểm: Sử dụng hệ thống chỉ tiêu CARAMELS.

Loại chỉ tiêu Chỉ tiêu C- Capital adequacy:

Mức đủ vốn Phí bảo hiểm ròng/vốn Vốn/tổng tài sản

Vốn/các khoản dự trữ kỹ thuật

A- Asset quality:

Chất lượng tài sản có (Bất động sản+chứng khoán không định giá+ các khoản nợ)/tổng tài sản

Các khoản phải thu/(tổng phí bảo hiểm+các khoản phải thu hồi khi thực hiện tái bảo hiểm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn cổ phần/tổng tài sản Các khoản nợ xấu/tổng dư nợ

R- Reinsurrance:

Tái bảo hiểm và kết quả thống kê bảo hiểm

Tỷ lệ giữ lại rủi ro (phí bảo hiểm ròng/tổng phí bảo hiểm)

Dự trữ kỹ thuật ròng/trung bình các khoản bảo hiểm đã trả ròng theo yêu cầu trong 3 năm gần nhất

Dự trữ kỹ thuật ròng/trung bình các khoản bảo hiểm đã trả ròng theo yêu cầu trong 3 năm gần nhất

A- Adequacy of claims and

actuarial:

Tính hợp lý của các yêu cầu bảo hiểm

Tính hợp lý của các yêu cầu bảo hiểm

M-Management soundness: Hiệu quả quản lý

Tổng phí bảo hiểm/số lượng nhân viên

Tài sản trên một nhân viên (tổng tài sản/số lượng nhân viên)

E- Earning & Profitability:

Lợi nhuận và khả năng sinh lời

Tỷ lệ thua lỗ (các khoản đã trả ròng/phí bảo hiểm ròng) Tỷ lệ chi phí (chi phí/phí bảo hiểm ròng)

Tỷ lệ kết hợp= tỷ lệ thua lỗ + tỷ lệ chi phí Dự trữ kỹ thuật định giá lại/dự trữ kỹ thuật Thu nhập từ đầu tư/phí bảo hiểm ròng Thu nhập từ đầu tư/tài sản đầu tư Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn ROE

L- Liquidity:

Tính thanh khoản Tài sản có tính thanh khoản/nợ hiện hành S- Sensitivity to market

risk: Độ nhạy cảm với rủi

ro thị trường

Trạng thái giao dịch ngoại hối ròng/vốn

Một phần của tài liệu tăng cường giám sát hệ thống tài chính việt nam (Trang 48 - 51)