Hoạt động bồi tụ vẫn là xu thế chủ yếu, nhân tố động lực chiếm ưu thế quá trình này là thủy triều kết hợp rừng ngập mặn. Nguồn vật liệu trầm tích khá lớn do sơng Mêkơng đưa đến và di chuyển về phía Tây Nam nhờ dịng chảy ven bờ, ngồi ra cịn một lượng vật liệu nhận được xĩi lở từ khu vực Gành Hào - Rạch Tàu. Tồn bộ nguồn vật liệu này được đưa về phía Cà Mau, phần lớn được tích tụ lại để kéo dài Đất Mũi, phần cịn lại tiếp tục được dịng chảy đưa vào vịnh chủ yếu vật liệu dạng lơ lửng.
Dự báo đoạn bờ này sẽ tiếp tục được bồi tụ và tốc độ tiến ra biển sẽ nhanh hơn, với khoảng 40÷50 m/năm từ mũi Cà Mau đến sơng Bảy Háp và 10÷15 m/năm với đoạn cịn lại.
2.3. KẾT LUẬN
Qua đánh giá thực trạng tuyến đê và diễn biến bồi tụ, xĩi lở dải ven biển Nam Bộ cĩ thể rút ra các kết luận như sau:
- Các tuyến đê hiện trạng chạy gần như song song với đường bờ với địa hình cao của sĩng cát và cách đường bờ (khi triều rút) từ 200 ÷ 500 m, ở những đoạn bờ
tương đối ổn định, và hàng ngàn mét ở những đoạn bờ đang diễn ra quá trình biển lấn.
- Ở những đoạn bờ khúc khuỷu, nơi cĩ những cửa sơng đổ ra biển (từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Sĩc Trăng), vật liệu cung cấp cho hoạt động tích tụ đều do sĩng mang tới, sơng ngày như càng dài ra, nhiều cồn ngầm xuất hiện ven biển hạn chế năng lượng sĩng, sự bồi tụ, xĩi lở đan xen nhau từng đoạn ngắn theo thời gian và thiên về tích tụ. Các tuyến đê biển trong đoạn này được xây dựng cách đường bờ biển (khi triều rút) từ 200 ÷ 500m.
- Ở đoạn bờ trơn (Nam Bạc Liêu và Đơng Cà Mau) bờ biển đang trong tiến trình xĩi lở phát triển mạnh, đặc biệt là từ Gành Hào đến Rạch Tàu, tốc độ xĩi lở lớn, tác nhân gây xĩi lở chủ yếu là sĩng, địa hình lại trũng thấp, nền đất yếu kém. Tuyến đê biển khu vực này được đẩy sâu vào đất liền từ hàng ngàn mét trở lên.
- Ở đoạn bờ biển Tây Cà Mau – Hà Tiên hoạt động bồi tụ bờ là quá trình chiếm ưu thế và giảm dần từ Cà Mau lên Hà Tiên. Đây là đoạn bờ khá ổn định, vì vậy tuyến đê chạy gần như song song với đường bờ và được xây dựng cách đường bờ biển (khi triều rút) từ 200 ÷ 500 m.
CHƯƠNG III