Lắp ráp hoàn thiện pin DSC

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN CHẾ TẠO, TÍNH NĂNG CỦA PIN MẶT TRỜI CHẤT MÀU NHẠY QUANG (DSC) VÀ ĐỘNG HỌC CÁC QUÁ TRÌNH HÓA LÝ XẢY RA TRONG PIN (Trang 98 - 101)

Quy trình ráp pin DSC tiến hành qua các bước:

- Chuẩn bị bộ dụng cụ ráp pin: Bộ dụng cụ ráp pin như trong hình 5.5 gồm có: bếp gia nhiệt, tấm nhôm có rãnh thông với lỗ rút chân không bên trong; tấm cao su, khung vuông nhôm; bơm chân không và ống dây nối. Mở bếp điện, điều chỉnh sao cho nhiệt độ của tấm nhôm khoảng 120 – 130oC. Nhiệt độ của tấm nhôm được đo bằng nhiệt kế tại lỗ rút chân không ngay tâm của tấm nhôm.

- Sắp xếp điện cực và miếng dán nhiệt dẻo: Anốt và catốt được ghép lại với nhau, giữa chúng là tấm nhiệt dẻo surlyn SX1170-25 (hình 5.6). Miếng surlyn SX1170-25 trong suốt, bề dày 25 µm được đục một lỗ tròn có đường kính lớn hơn hình tròn của lớp TiO2 trên anốt khoảng 1 mm. Kẹp anốt, catốt và tấm nhiệt dẻo lại với nhau và đặt lên tấm nhôm, gia nhiệt nhẹ để hai điện cực dính hờ với nhau. Đặt

Nguyễn Thái Hoàng

viên pin được ghép hờ lên tâm của tấm nhôm, mặt catốt để dưới. Tiếp theo đặt tấm cao su và khung nhôm lên trên, mở bơm chân không để miếng cao su ép pin xuống phía dưới. Nhiệt của tấm nhôm làm chảy tấm nhiệt dẻo và dính anốt và catốt lại với nhau. Bơm chân không sẽ rút hết các bong bóng khí ra khỏi phần tiếp xúc giữa hai điện cực. Thời gian để dính hai điện cực trên tấm nhiệt kết hợp với rút chân không khoảng 45 - 60 giây, sau đó lấy pin ra và để nguội.

- Bơm dung dịch điện ly và đóng nắp pin DSC: Dung dịch điện ly được bơm vào pin qua lỗ khoan trên catốt. Lỗ khoan sau đó được bịt kín lại bằng miếng nhiệt dẻo và thủy tinh mỏng (hình 5.6). Dung dịch điện ly sử dụng cho DSC trong nghiên cứu này có thành phần liệt kê như trong bảng 5.1, bao gồm Iodine (I2), litium iodide (LiI), tetrabutylammonium iodide (TBAI), propyl-methyl imidazole iodide (PMII), trong dung môi 3-methoxypropionitrile.

Nguyễn Thái Hoàng

Màng TiO2 tẩm chất nhạy quang Thủy tinh dẫn FTO

Miếng Surlyn FTO phủ Pt Lỗ trống Thủy tinh mỏng Surlyn Hình 5. 6. Thứ tự lắp ráp pin DSC

Bảng 5. 1. Ký hiệu các hệ điện ly sử dụng trong các DSC được chế tạo. Dung môi cho dung dịch điện ly, chất phụ gia thêm vào có thể là 4-TBP, GuNCS.

Ký hiệu I

2, M LiI PMII, M TBAI, M

E1 0.05 0,15 0 0,15

E2 0.05 0,15 0,3 0

E3 0.05 0 0,6 0

E4 0,05 0 0,8 0

R50 Sản phẩm thương mại cung cấp bởi Solaronix

Ảnh chụp pin mặt trời chất màu nhạy quang được chế tạo theo quy trình 5.1 được trình bày trong hình 5.7. Diện tích hoạt động của pin là hình có màu của chất màu nhạy quang.

Hình 5. 7. DSC sử dụng chất màu nhạy quang N719 (a), D520 (b), N749 (c) và DSC thiết kế hình chữ viết (d).

Nguyễn Thái Hoàng

(a) (b) (c)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN CHẾ TẠO, TÍNH NĂNG CỦA PIN MẶT TRỜI CHẤT MÀU NHẠY QUANG (DSC) VÀ ĐỘNG HỌC CÁC QUÁ TRÌNH HÓA LÝ XẢY RA TRONG PIN (Trang 98 - 101)