III. Một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao năng lực thực hiện khối lượng
5. Marketing trong xây lắp
Marketing chiếm một vị trí đặc biệt trong hệ thống quản lý vì nó được hiểu như một loại hình hoạt động quản lý hướng tới nhu cầu đời sống nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ với người tiêu thụ các sản phẩm xây lắp cũng như các đơn vị khác.
Cơ sở marketing trong xây lắp là sự định hướng hoạt động của các tổ chức xây lắp vào thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu thụ. Do vậy, marketing trong xây lắp vô cùng quan trọng để biết được:
- Nghiên cứa một cách tổng thể và hệ thống những tiềm năng, triển vọng phát triển của thị trường xây lắp.
- Tìm kiếm các chủ đầu tư và lựa chọn các đối tác.
- Nghiên cứu khả năng hoạt động của các đối thủ cạnh tranh cũng như chiến lược, chiến thuật thị trường của họ.
- Phân tích nhu cầu xây dựng của các chủ đầu tư tiềm năng và triển khai các điều kiện cần thiết để tham gia đấu thầu hoặc được chỉ định thầu dẫn đến kí kết hợp đồng.
- Kiểm soát quá trình thực hiện các yêu cầu và trực tiếp triển khai xây dựng công trình.
- Thực hiện các thủ tục hoàn công và tham gia bàn giao công trình đưa vào sử dụng
Sự phát triển của marketing trong xây lắp trong ngày càng trở nên tích cực và cần thiết hơn, đặc biệt là trong điều kiện mà các sản phẩm xây lắp không còn khan hiếm và số lượng các doanh nghiệp xây lắp ngày càng nhiều, thị trường xây lắp ngày càng trở nên sôi động, nhà nước không còn là người chủ phân phối nên các
Trong quản lý marketing phải phân tích kỹ các kết quả điều tra, lập kế hoạch và đánh giá chi tiết những tác động tới các chủ đầu tư tiềm năng xây dựng các điều kiện để ký hợp đồng. Thiết lập và triển khai các biện pháp thực hiện cũng như kiểm tra, cũng cố và duy trì thị trường có lợi cho tiêu thụ, giữ gìn và nâng cao uy tín đối với người tiêu dùng, đáp ứng sở thích của người tiêu dùng bằng các chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật cao, phù hợp với chức năng sử dụng, thông qua đó mà doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường đẩy mạnh khối lượng sản xuất và nâng cao lợi nhuận.
Do vậy, khi quản lý marketing hai vấn đề cơ bản được giải quyết:
+ Thứ nhất là định hướng sản xuất vào nhu cầu của khách hàng để duy trì tính ổn định và hiệu quả cảu hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Thứ hai là tác động tích cực vào thị trường tiêu thụ.
Từ những nghiên cứu đó, marketing cung cấp cho lãnh đạo nhận biết được trạng thái hoạt động hiện tại và sự định hướng phát triển năng lực sản xuất tương lai với nhịp độ nhu cầu của thị trường. Trong khi lựa chọn và phân tích các điều kiện xây dựng công trình ta chú ý đến các yếu tố như:
• Mức độ lợi nhuận có thể mang lại.
• Số lượng các đối thủ cạnh tranh và khả năng của họ.
• Mức độ rủi ro và trách nhiệm ràng buộc của hợp đồng.
• Kinh nghiệm xây lắp các công trình tương tự.
• Kinh nghiệm làm việc với các chủ đầu tư, với chính quyền địa phương và khả năng cung ứng nhân lực.
Để nâng cao khả năng trúng thầu, các tổ chức xây lắp cần phải trao đổi thông tin thường xuyên với môi trường bên ngoài, biết tự giới thiệu năng lực của mình và luôn thể hiện sẵng sàng trong thương thảo ký kết hợp đồng với các nhà đầu tư.
Do vậy, các doanh nghiệp cũng rất cần đến các dịch vụ quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, truyền trông, mạng internet…
Hoạt động của các doanh nghiệp trong điều kiện thị trường là phức tạp luôn luôn biến động và thay đổi. Do vậy, việc tìm kiếm được khách hàng ( chủ đầu tư) là một trong những nhiệm vụ trọng yếu ở bất kỳ một doanh nghiệp nào. Thật vậy, mỗi doanh nghiệp xây lắp đều rất cần gìn giữ những mối quan hệ thường xuyên và uy
tín với các chủ đầu tư tiềm năng, thông qua họ để quảng cáo những thông tin về sự tiến bộ và đổi mới thường xuyên trong hoạt động thiết kế và thi công của mình.
Song song với nhiệm vụ tìm kiếm khác hàng, mỗi doanh nghiệp xây lắp nói chung đều phải tiến hành công tác nghiên cứu cải tiến chất lựợng sản phẩm, đổi mới công nghệ sản xuất, cập nhật thường xuyên các thông tin khoa học kỹ thuật và tranh thủ các tổ chức hội nghị như giới thiệu năng lực hành nghề của mình.
Rõ ràng công tác marketing trong xây lắp không chỉ hiểu đơn giản là quảng cáo hay tìm kiếm khách hàng mà đó là những kế hoạch đảm bảo và duy trì ổn định của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc thường xuyên đưa ra những sáng kiến, những biện pháp thay thế nhằm không ngừng cũng cố năng lực và nâng cao khả năng cạnh tranh của daonh nghiệp.
Vậy nên, công tác marketing trong doanh nghiệp cần phải chú ý và nâng lên một tầm quan trọng trong công tác tổ chức quản lý.
Kết luận
Trong những năm qua, với những mục tiêu và sự phấn đấu hết sức mình, công ty Xây lắp và Công Nghiệp Tàu Thuỷ Miền Trung đã trở thành một doanh nghiệp có vị trí cạnh tranh khá vững vàng, khối lượng công tác xây lắp tăng dần qua các năm làm cho doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên với tốc độ khá cao . Thành quả này có đựợc là từ những chiến lược kinh doanh đúng đắn và kịp thời của toàn thể thành viên trong công ty. Bên cạnh đó, không thể không kể đến sự quan tâm, hỗ trợ nhiệt tình của nhà nước.
Trong thời gian thực tập tại công ty em đã học được một số kinh nghiệm làm việc của các cô chú và đã áp dụng kiến thức lý thuyết đi đôi với thực hành bằng bài khoá luận này. Với phương pháp phân tích và đánh giá để đưa ra những giải pháp sẽ phần nào có ích với tình hình hoạt động thực tế tại công ty. Em hy vọng rằng với sự đàu tư về trí tuệ và tài chính công ty Xây lắp và công nghiệp Tàu Thuỷ Miền Trung sẽ đạt được những thành quả cao hơn nữa.
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kế toán và phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp Xây Lắp PGS.TS. Nguyễn Đình Đỗ
2. Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng PGS.PTS. Nguyễn Đăng Hạc chủ biên
3. Phân tích hoạt động kinh doanh Học Viện Tài Chính
4. Phân tích goạt động kinh doanh TS. Trương Bá Thanh 5. Quản trị tài chính doanh nghiệp
Nguyễn Hải Sản
MỤC LỤC
Lời nói đầu ...1
Phần I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KHỐ I LƯỢNG CÔNG TÁC XÂY LẮP I. Khối lượng công tác xây lắp ...2
1. Khái niệm ...2
2. Nội dung ...2
3. Ý nghĩa ...3
II. Mục đích, ý nghĩa và phương pháp phân tích khối lượng công tác xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp ...3
1. Mục đích ...3
2. Ý nghĩa ...4
3. Phương pháp phân tích ...4
III. Phân tích tình hình thực hiện khối lượng công tác xây lắp ...5
1. Phân tích tình hình bàn giao công trình xây lắp ...5
2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khối lượng công tác xây lắp trong kỳ của doanh nghiệp ...9
3. Phân tình tình hình đảm bảo chất lượng công tác xây lắp của doanh nghiệp trong kỳ ...12
IV. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình thực hiện khối lượng công tác xây lắp ...15
1. Các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình thực hiện khối lượng công tác xây lắp ..15
2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng lao động ...16
3. Phân tích tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ ...18
Phần II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC XÂY LẮP TẠI CÔNG TY XÂY LẮP VÀ CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ MIỀN TRUNG A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY XÂY LẮP VÀ CÔNG
NGHIỆP TÀU THUỶ MIỀN TRUNG ...23
I. Quá trình hình thành, phát triển và chức năng, nhiệm vụ của Công ty Xây lắp và Công nghiệp Tàu Thuỷ miền Trung ...23
1. Quá trình hình thành và phát triển ...23
2. Năng lực chính ...26
3. Năng lực cán bộ lao động ...26
4. Chức năng và nhiệm vụ ...26
II. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty ...27
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty ...27
2. Chức năng, nhiệm vụ của ban giám đố́c và các phòng ban ...28
IV. Tổ chức kế toán tại công ty ...29
1. Hình thức tổ chức công tác kế toán ...29
2. Tổ chức bộ máy kế toán ...29
3. Tổ chức hình thức sổ kế toán ...31
B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC XÂY LẮP TẠI CÔNG TY XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ MIỀN TRUNG ....32
I. Phân tích tình hình bàn giao công trình xây lắp ...32
1. Phân tích theo số lượng và thời hạn công trình bàn giao ...32
II. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khối lượng công tác xây lắp trong kỳ ...37
1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch khối lượng công tác xây lắp xây lắp trong kỳ của doanh nghiệp ...37
2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khối lượng công tác xây lắp trong kỳ do lực lượng doanh nghiệp thực hiện ...37
3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khối lượng công tác xây lắp hoàn thành theo các công tác chủ yếu ...38
4. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khối lượng công tác xây lắp của doanh nghiệp theo thời gian ...40
5. Phân tích tình hình đảm bảo chất lượng công tác xây lắp của doanh nghiệp
trong kỳ ...42
III. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình thực hiện khối lượng công tác xây lắp ...45
1. Phân tích cơ cấu và sự biến động của lực lượng lao động ...45
2. Phân tích tình hình sử dụng lao động về mặt năng suất lao động ...47
3. Phân tích tình hình cung ứng vật tư của doanh nghiệp ...49
4. Phân tích tình hình đảm bảo số lượng máy móc thiết bị thi công ...53
5. Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị thi công ...54
Phần III MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HIỆN KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC XÂY LẮP TẠI CÔNG TY XÂY LẮP VÀ CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ MIỀN TRUNG I. Nhận xét chung về công tác kế toán ở Công ty Xây lắp và Công nghiệp Tàu Thuỷ miền Trung ...55
1. Bộ máy kế toán ...55
2.Tổ chức sổ kế toán...56
II. Nhận xét khái quát về tình hình thực hiện khối lượng công tác xây lắp tại Công ty Xây lắp và Công nghiệp Tàu Thuỷ miền Trung ...56
1. Những điểm mạnh ...56
2. Những hạn chế ...56
III. Một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao năng lực thực hiện khối lượng công tác xây lắp tại Công ty Xây lắp và Công nghiệp Tàu Thuỷ miền Trung ....57
1. Xử lý tình huống chậm tiến độ ...57
2. Đẩy nhanh tiến độ ...58
3. Nâng cao chất lượng công trình ...64
4. Hoạch định chiến lược “Cân nhắc thời gian với chi phí rút ngắn đều" ...66
5. Marketing trong xây lắp ...70