Nâng cao chất lượng công trình

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty xây lắp và công nghiệp tàu thuỷ miền trung (Trang 65 - 67)

III. Một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao năng lực thực hiện khối lượng

3. Nâng cao chất lượng công trình

Thực hiện khối lượng công tác xây lắp để hoàn thành bàn giao đưa công trình vào sử dụng đảm bảo được chất lượng theo yêu cầu là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng. Do vậy, để đảm bảo được chất lượng công trình cần phải có hệ thống biện pháp hữu hiệu để đảm bảo chất lượng thi công. Phải hoạch định được kế hoạch, kiểm tra, cải tiến, cân đối và đảm bảo.

Xây dựng đội ngũ lao động:

- Bồi dưỡng nhân viên để nâng cao kỹ thuật và công nghệ thi công mới, thực thi công nghệ mới, quy phạm thi công mới, quy trình thao tác kỹ thuật thi công mới.

- Đánh giá tư cách: tư cách làm việc của nhân viên, công nhân xây lắp cũng là một yếu tố quan trọng góp phần chất lượng công trình nâng cao. Cần xem xét đánh giá, khuyến khích phê và tự phê để công nhân làm việc có hiệu quả tốt hơn.

- Khuyến khích tính tích cực: cải thiện điều kiện lao động, chế độ phân phối công bằng hợp lý, lấy nguyên tắc dùng người theo tài năng, hạn chế khiếm khuyết để phát huy tính tích cực của con người.

Chất lượng bản vẻ thi công:

- Bản vẻ phải hoàn thiện đầy đủ, phải phù hợp với quy phạm thiết kế và thi công hiện hành.

- Phải thẩm tra cẩn thận đối với đặc trưng của địa chất công trình và tình hình môi trường ở khu vực, xem chỉ tiêu số liệu của báo cáo địa chất công trình có đầy đủ đáng tin cậy không?

Sử dụng máy móc thi công tiên tiến

Máy móc thiết bị thi công là cơ sở vật chất quan trọng trong thực hiện cơ giới hoá thi công công, có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và chất lượng thi công công trình. Do đó phải:

Chọn máy móc thiết bị: phù hợp với cônmg trình, kỹ thuật tiên tiến, kinh tế hợp lý, thi công phù hợp, sử dụng an toàn, thao tác thuận lợi, bảo dưỡng dễ dàng.

Yêu cầu thao tác, sử dụng máy móc thiết bị: sử dụng máy móc thiết bị, thao tác chính xác là mắc xích quan trọng đảm bảo chất lượng thi công công trình. Phải quán triệt nguyên tắc định trách nhiệm ví trí công tác.

Sử dụng vật liệu, cấu kiện đảm bảo chất lượng

Chất lượng của vật liệu, cấu kiện, linh kiện là mấu chốt của chất lượng công trình do vậy phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng thiết bị, vật liệu, cấu kiện, công cụ đóng gói vận chuyển, bảo quản gia công đồng bộ đưa vào công truờng thi công theo tiêu chuẩn chất lượng mà hợp đồng quy định.

3.1. Nội dung và phương pháp kiểm tra chất lượng

a) Nội dung chủ yếu của kiểm tra chất lượng

- Kiểm tra trước lúc khới công: mục đích là việc kiểm tra có đầy đủ điều kiện khởi công hay không? Sau khi khởi công có đảm bảo chất lượng công trình hay không? Có thể tiến hành thi công liên tục hay không?

- Kiểm tra bàn giao nối tiếp công việc.

- Kiểm tra những công việc đã có thời gian ngừng thi công nay thi công lại. - Kiểm tra theo toàn bộ công việc.

b) Phương pháp kiểm tra

Có 3 phương pháp:

+ Kiểm tra bằng mắt: Dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật kiểm tra bằng mắt ở bên ngoài.

+ Đo thực tế: thông qua số liệu đo thực tế đối chiếu với sai số cho phép cùng với tiêu chuẩn chất lượng quy định để phán đoán chất lượng có đạt yêu cầu hay không?

+ Thí nghiệm: Thông qua những thí nghiệm có kết quả để kiểm tra chất lượng.

3.2. Biện pháp

- Giám sát chất lượng thi công phải xuất phát từ yêu cầu thực tế, phải có trách nhiệm đảm bảo để dạt được hiệu quả cao.

- Tham gia nghiệm thu từng giai đoạn công trình và nghiệm thu hoàn công. - Kiểm tra kết quả thí nghiệm vật liệu và công nghệ, ký xác nhận đạt yêu cầu. - Viết báo cáo từng giai đoạn công trình, kế hoạch công tác hàng quý, hàng năm.

- Chỉ đạo và quản lý công tác của kiểm sát viên chất lượng.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty xây lắp và công nghiệp tàu thuỷ miền trung (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w