Phân tích tình hình sử dụng lao động về mặt năng suất lao động

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty xây lắp và công nghiệp tàu thuỷ miền trung (Trang 48 - 50)

IV. Tổ chức kế toán tại công ty

2.Phân tích tình hình sử dụng lao động về mặt năng suất lao động

Phân tích tình hình năng suất lao động của doanh nghiệp bắt đầu từ đánh giá chung tình hình, sau đó phát hiện các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động mưca năng suất lao động và xác định mức độ ảnh hưởng của chúng. Để phân tích tình hình năng suất lao động dựa vào bảng số liệu dưới đây:

Chỉ tiêu Kỳ phân tích

2003 2004 2004/2003

-Giá trị khối lượng công tác xây lắp hoàn thành (106)

-Số lượng công nhân viên xây lắp bình quân -Số lượng công nhân xây lắp bình quân -Số ngày làm viiệc bình quân của một công nhân trong kỳ

-NSLDD bình quân 1 CNVXL -NSLDD bình quân 1CNXL -NSLDD bình quân 1 ngày CNXL

3.012 228 199 268 13,2 15,13 0,056 3.420 241 121 263 14,19 16,13 0,061 113,54 105,7 106,5 98,1 1,075 106,6 108,9 Qua bảng phân tích trên ta thấy:

- Về tình hình năng suất lao động:

So với năm 2003, năm 2004 các chỉ tiêu năng suất lao động đều tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong công tác tổ chức quản lý sản xuất, tạo điều kiên cho công nhân phát huy năng lực lao động và tận dụng được thời gian lao động. Năng suất lao động của một công nhân xây lắp tăng lên 7,5% và năng

suất lao động của một công nhân xây lắp tăng 6,6% đó là vì giá trị khối lượng công tác xây lắp hoàn thành tăng lên so với mức tăng là 13,54%.Số lượng công nhân viên xây lắp, công nhân xây lắp đều tăng lên với mức tăng tương ứng là 5,7% và 6,53%.

Năng suất lao động bình quân 1ngày công nhân xây lắp tăng lên 8,9% vì năng suất lao động của công nhân xây lắp tăng lên 6,6% trong khi đó số ngày làm việc bình quân của công nhân giảm xuống 1.9%. Để đánh giá chất lượng lao động xây lắp của lực lượng lao động đúng hơn ta đi phân tích sâu mức năng suất lao động của công nhân xây lắp.

• Năng suất lao động bình quân 1 công nhân xây lắp trong năm 2004 tăng 6,6% so với năm 2003. Mức tăng đó chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố:

+ Ảnh hưởng của số ngày công xây lắp trong kỳ: Số ngày làm việc bình quân của 1 công nhân xây lắp trong kỳ giảm xuống 1,9% đã tác động làm cho năng suất lao động của công nhân xây lắp trong kỳ giảm xuống 1,9% so với năm 2003.

+ Ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân một ngày xây lắp: Năng suất lao động 1 ngày xây lắp tăng lên 8,9% đã tác động làm cho năng suất lao động của công nhân xây lắp trong kỳ tăng lên 8,5% so với năm 2003.

Như vậy, ảnh hưởng của số ngày làm việc bình quân của 1 công nhân đã làm cho năng suất lao động của công nhân xây lắp trong kỳ giảm xuống 1,9% trong khi đó ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân một ngày công xây lắp đã làm cho năng suất lao động của công nhân xây lắp trong kỳ tăng lên 8,5% nên đã làm cho năng suất lao động bình quân của 1 công nhân xây lắp tăng 6,6%.

Qua kết quả phân tích trên ta thấy năng suất năng suất lao động của công nhân xây lắp tăng trong kỳ là do tăng hiệu quả lao động và đã giảm được thời gian lao động của công nhân xây lắp xuống trong kỳ. Biện pháp tăng năng suất lao động như vậy của doanh nghiệp là khá tích cực. Vậy tình hình năng suất lao động cúa doanh nghiệp xây lắp như trên khá hợp lý.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty xây lắp và công nghiệp tàu thuỷ miền trung (Trang 48 - 50)