Đẩy nhanh tiến độ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty xây lắp và công nghiệp tàu thuỷ miền trung (Trang 59 - 65)

III. Một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao năng lực thực hiện khối lượng

2. Đẩy nhanh tiến độ

Đây chính là vấn đề có đáp ứng đúng giới hạn thời gian theo kế hoạch hay không? Để giải quyết sự chậm trễ đột nhiên không dự kiến trước nên đòi hỏi phải có kỹ năng và hành động nhanh. Có thể dựa vào một số biện pháp sau:

2.1. Xây dựng kế hoạch tiến độ thi công hợp lý

- Sắp xếp tiến độ theo thời gian có phù hợp với yêu cầu ngày công quy định trong hợp đồng không?

- Xem tính hợp lý của việc sắp xếp tiến độ

- Kế hoạch cung cấp nhân lực, vật lực, thiết bị công cụ của nhà thầu để xác nhận kế hoạch tiến độ có thực hiện được hay không?

- Kiểm tra tình tự kế hoạch tiến dộ sắp xếp có logic không, có phù hợp với yêu cầu trình tự thi công không?

- Kiểm tra kế hoạch tiến dộ thi công có đáp ứng yêu cầu cân bằng với cung cấp vật liệu và thiết bị không?

- Kiểm tra kế hoạch tiến dộ thi công có hài hoà với kế hoạch thực thi khác không?

Có thể xem xét tiến độ kế hoạch thi công qua nội dung sau:  Kế hoạch vật liệu, nhân lực, thiết bị cần dùng:

• Có khả năng cung cấp thực tế như thế nào?

• Có dáp ứng yêu cầu tiến độ thi công không?  Bố trí mặt bằng hiện trường:

• Phải biết vận dụng không gian hợp lý

• Giảm vận chuyển hai lần

• Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy  Phưong án kỹ thuật thi công:

• Có áp dụng được phương án thi công tiên tiến?

• Biện pháp kỹ thuật an toàn

• Hợp lý về kinh tế  Kế hoạch tiến độ thi công:

• Quá trình thi công: Phải đảm bảo tính liên tục, tính nhịp nhàng, tính cân bằng

• Kế hoạch thực hiện: Phải mang tính khả thi và tính nghiêm túc

Trong giai đoạn thi công, để biết công trình làm đến mức độ nào? Có dùng các biện pháp gì để điều chủnh hay không? Để đảm bảo các mục tiêu dự kiến thì cần có sự giám sát tiến độ. Do vậy, sự giám sát giai đoạn thi công rất quan trọng cho nên nhân viên giám sát trong quá trình thực hiện kế hoạch công trình phải định kỳ tiến hành kiểm tra đối với tình hình chấp hành kế hoạch tiến độ công trình.

Kiểm tra tiến độ công trình mang tính chu kỳ. Ta có thể than khảo sơ đồ dưới đây:

Khi định hình đựoc sơ đồ kiểm tra tiến độ thi công thì các kỹ sư giám sát trước hết phải:

a) Thu thập số liệu thi công thực tế:

- Phải thu thập định kỳ, thường xuyên, toàn bộ các tài liệu có liên quan mà nhà thầu cung cấp.

Thực hiện KH tiến độ thi công

Tìm hiểu tình hình tiến độ thi công

Đièu chỉnh khác có liên quan đến KH

Xử lý phân tích các số liệu tiến độ thi công

So sánh giá trị thực tế và giá trị kế hoạch

Thực hiện KH tiến độ thi công

Đề xuất biện pháp thay đổi Hình thành KH tiến

độ thi công mới

Phân tích cá nguyên nhân sinh ra sai lệch và ảnh hưởng đối với việc tiếp tục

hoạt động thi công có không

- Phải tham gia các cuộc họp định kỳ, các cuộc họp theo yêu cầu phát sinh của nhà thầu hoặc chủ công trình triệu tập.

- Phải quan sát công trường, kiểm tra cụ thể tình hình thực tế thực hiện tiến độ.

b) Khi thu thập được số liệu thì phải xử lý phân tích số liệu tiến độ thi công thực tế.

c) Song tiến hành so sánh tiến độ thực tế với tiến độ kế hoạch từ đó phát hiện vấn đề để có thể dùng những biện pháp cần thiết.

d) Trên cơ sở phân tích số liệu đối với tiến dộ thực tế ta xác định được tiến độ thực tế có phù hợp với tiến độ kế hoạch đặt ra hay không? Để từ đó điều chỉnh kế hoạch tiến độ thi công. Nếu tiến độ thực tế xét thấy ảnh hưởng đến việc hoàn thành công trình theo đúng thời hạn hay không đúng thời hạn thì phải có biện pháp:

- Nếu thời hạn chậm ngày công không lớn có thể không phá vỡ cơ cấu toàn bộ kế hoạch tiến độ thi công thì chỉ điều chỉnh cục bộ ở bộ phận nào đó.

- Nếu thời hạn chậm ngày công tương đối lớn, nếu ta dùng biện pháp điều chỉnh ở một bộ phận nào đó thì không thể điều chỉnh hết thời gian bị chậm cả công trình được mà phải tiến hành điều chỉnh lớn kế hoạch tiến độ nhưng phải đảm bảo công trình hoàn thành theo đúng thời gian dự kiến. Có thể dùng biện pháp sau:

+ Điều chỉnh từng đoạn

+ Sắp xếp lại quá trình thi công từng bộ phận, từng công việc, tăng giảm công nhân có trình dộ chuyên môn .

- Dùng kế hoạch sơ đồ mạng để lập tiến độ thi công:

Điều chỉnh kế hoạch sơ đồ mạng bao gồm những nội dung sau: + Điều chỉnh chiều dài đuờng găng

+ Điều chỉnh độ chênh lệch thời gian làm việc không thuộc đường găng. + Tăng giảm hạng mục công việc.

+ Dự kiến lại thời gian duy trì một số công việc + Điều chỉnh nguồn vốn.

Để làm được điều chỉnh kế hoạch sơ đồ mạng thì cần phải sử dụng phần mền máy tính để khống chế tiến độ đó.

Thực hiện tốt kế hoạch tiến độ thi công của một công trình là một điều rất khó đối với doanh nghiệp hiện nay. Bởi có nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho kế hoạch tiến độ thi công sai lệch so với kế hoạch. Do vậy, cần có biện pháp kiểm tra và tối ưu tổng kế hoạch tiến độ thi công.

Vậy nguyên nhân dẫn đến các công trình không thực hiện đúng kế hoạch tiến độ thi công là:

- Thời gian thi công của công trình dài - Chịu ảnh hưởng vủa nguồn vốn

- Tình hình cung ứng vật liệu, nhân công

Để ngăn ngừa thời gian không thực hiện đúng kế hoạch phải có sự kiểm tra tiến độ, phải lập được mục tiêu tiến độ rõ ràng, đồng thời phân chia hạng mục, lập mục tiêu nhỏ của tiến độ các cấp phân chia, từ đó đảm bảo khống chế tiến độ từng công việc đến tổng khối lượng công việc theo tiến độ.

Cách phân chia mục tiêu tiến độ giai đoạn thi công là:

- Phải phân chia theo giai đoạn thi công: Chia thi công thành các giai đoạn thi công, lấy ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm điểm khống chế sau đó đưa ra các mục tiêu rõ ràng của các giai đoạn. Các kỹ sư giám sát công trình dựa vào các mục tiêu đã được xác định của các giai đoạn để kiểm tra và khống chế thực thi kế hoạch tiến độ.

- Phân chia theo đơn vị thi công và làm rõ mục tiêu từng phần: Lấy tổng thể tiến độ làm căn cứ, xác định mục tiêu đấu thầu phụ của đơn vị thi công thông qua hợp đồng phân rõ trách nhiệm, lấy mục tiêu thực hiện từng phần để đảm bảo thực hiện mục tiêu chung.

- Dựa theo ngày công xây lắp và mục tiêu tiến độ, phân chia tổng kế hoạch tiên độ thi công thành kế hoạch tiến độ theo năm, theo quý, theo tháng. Dựa vào mục tiêu và khối lượng công trình xác định, kỹ sư giám sát từng tháng, từng quý đề xuất yêu cầu tiến độ đối với đơn vị thi công. Nếu tiến độ bị tụt hậu phải đôn đốc đơn vị thi công tìm biện pháp để đuổi được tiến độ thi công.

Bởi vậy, khi lập kế hoạch thi công cần phải đặt ra những câu hỏi có phù hợp với, có đạt yêu cầu thực tế hay không? Có trế tham khảo thông qua bảng lập kế

Những vấn đề cần xem xét thi công khi lập kế hoạch thi công:

Chỉ tiêu Nội dung

1. Các thủ tục khởi công, giải quyết đền bù

- Thủ tục mà chủ công trình làm việc với các cơ quan liên quan có làm tốt hay không?

- Vấn đề nào chưa được giải quyết ? Dự kiến lúc nào giải quyết được?

- Các vấn đề trên nếu không được giải quyêt thì ảnh hưởng toàn bộ công trình như thế nào?

2. Ngày công - Ngày công có thực hiện đủ không? - Khi thi công, có vấn đề nào bị vướng? 3. Máy móc thi

công và chuẩn bị vật tư

- Chọn và chuẩn bị máy móc thi công.

- Có thể dùng máy móc mới, điều đó có lợi hơn không.

- Cóthể thuê máy móc thi công đúng quy cách, phù hợp với yêu cầu không?

- Cung cấp vật tư có lúc hạn chế không? 4. Điều kiện

công trường.

- Đường vào hiện trường có vấn đề gì không? - Đường dùng cho thi công có vấn đề gì không?

- Đối với cư dân địa phương xung quanh có ảnh hưởng gì về môi trường, tiếng ồn?

- Giao thông bị hạn chế.

- Thi công có chịu ảnh hưởng đến điều kiện thuỷ văn khí tượng, vùng biển.

5. Về tổ chức thi công.

- Tư cách và kinh nghiệm của người quản lý. - Có dùng hình thức thầu phụ không?

6. Hợp đồng và bản vẽ

- Thuyết minh bản vẽ thi công có đầy đủ không.

- Xem hiện trường có phù hợp với bản vẽ và bản thuyết minh không?

- Phải xem xét thời gian thay đổi thiết kế, ngừng việc, thiếu việc, và thay đổi thời gian thi công về mặt chi phí do ai chịu trách nhiệm, quy định như thế nào?

Để thực hiện tốt kế hoạch tiến độ kế hoạch thi công cần lựa chọn các phương án kết hợp công việc sao cho có hiệu quả nhất. Các biện pháp đưa ra có thể là: Tối ưu hoá ngày công, tối ưu hoá ngày công – chi phí, tối ưu hoá ngày công – nguồn vốn. Để thực hiện được các biện pháp đó cần xem xét các vấn đề đặt ra sau:

- Tính hợp lý của việc phân phối vốn hàng năm

- Đáp ứng yêu cầu kế hoạch tiến độ thi công đối với tổng ngày công và thời gian bắt đầu, kết thúc.

- Tiếp nối nhịp nhàng giữa các hạng mục thi công

- Sự cân bằng giữa quy mô các hạng mục ở thời gian khác nhau với khả năng cung cấp tiền vốn, thiết bị, vật liệu, lực lượng thi công phụ

- Sự cân bằng giữa năng lực xây lắp với thời gian hoàn công mà kế hoạch tiến độ thi công đã sắp xếp.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty xây lắp và công nghiệp tàu thuỷ miền trung (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w