Tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn năm 2012 –

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam Thịnh Vượng (Trang 48 - 65)

Vượng giai đoạn năm 2012 – 2014

2.2.2.1. Tình hình doanh số cho vay doanh nghiệp giai đoạn năm 2012 - 2014

Bảng 2.1. Doanh số cho vay doanh nghiệp giai đoạn năm 2012 – 2014

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm 2012 -2013 Chênh lệch năm 2013 – 2014 Tuyệt

đối Tƣơng đối (%)

Tuyệt

đối Tƣơng đối (%)

Doanh số CVDN 19.137 29.524 36.526 10.387 54,28 7.002 23,72

Tổng doanh số cho vay 36.903 52.474 66.528 15.571 42,19 14.054 26,78

(Nguồn: VPBank (năm 2012 – 2014), Báo cáo tài chính hợp nhất)

Doanh số cho vay được hiểu là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định, bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác cho vay. Qua bảng 2.1 cho thấy tổng doanh số cho vay của VPBank tăng dần qua các năm từ năm 2012 đến năm 2014. Đặc biệt, năm 2013 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc so với mức bình quân trong vòng nhiều năm qua và tăng cao hơn nhiều so với tăng trưởng chung toàn ngành. Đến năm 2014, sự tăng trưởng có giảm, nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Có được điều này là nhờ VPBank áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và đối tượng khách hàng trong thời kỳ khó khăn chung của nền kinh tế cũng như của ngành ngân hàng. VPBank gia tăng các giải pháp nhằm cải thiện quan hệ tín dụng giữa VPBank và khách hàng như VPBank đã mở rộng phạm vi khảo sát nhu cầu vay vốn của khách

hàng cùng các lĩnh vực ngành nghề được ưu tiên. Vì vậy VPBank gia tăng được doanh số cho vay với tốc độ tăng trưởng tương đối cao.

Tổng doanh số cho vay tăng dần qua các năm, nguyên nhân chính là do doanh số CVDN tăng từ năm 2012-2014; vì doanh số CVDN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay, cụ thể năm 2012 tỷ trọng này là 51,86%; năm 2013 là 56,26%; đến năm 2014 là 54,90%. Từ bảng 2.1 cho thấy, năm 2013 doanh số CVD của VPBank tăng 54,28% so với năm 2012; đến năm 2014 tăng 23,72% so với năm 2013. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng mạnh của doanh số CVDN như trên chủ yếu do VPBank tập trung gia tăng cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có thể thấy, giai đoạn năm 2012 – 2014 là thời kỳ rất khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các NHTM bị đọng vốn do không thể cho vay trong khi vẫn huy động được nhiều vốn. Tuy nhiên, VPBank đã vượt qua được giai đoạn này với tốc độ tăng trưởng doanh số CVDN tương đối cao. Kết quả đạt được này có thể được lý giải bởi các nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:

Nguyên nhân khách quan dẫn đến tăng trưởng doanh số CVDN cao tại VPBank là do từ năm 2012, NHNN đã đưa ra lộ trình giảm dần các mức lãi suất điều hành, làm cơ sở để các NHTM giảm lãi suất cho vay nhằm khơi thông dòng tín dụng. Đồng thời, chỉ đạo các NHTM tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, bảo đảm chất lượng tín dụng, cơ cấu lại những khoản nợ vay có lãi suất cao trước đây. Bên cạnh đó, NHNN đã đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn về điều kiện, thủ tục vay vốn để khơi thông dòng tín dụng, ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trong năm 2014, NHNN đã ban hành các chính sách tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù như mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, mô hình chuỗi liên kết các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, chương trình liên kết bốn nhà trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải,…

Bên cạnh đó, kết quả VPBank đạt được còn xuất phát từ chính bản thân các doanh nghiệp và chính sách CVDN của VPBank. Khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn hầu hết đều có thiện chí trong quá trình hợp tác với CBTD, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Điều này thúc đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận thông tin, hồ sơ vay vốn cũng như quy trình thẩm định, phê duyệt cho vay của VPBank. Để tháo gỡ những khó khăn trong giai đoạn này, VPBank đã sử dụng các biện pháp nhằm mở rộng chính sách CVDN như giảm lãi suất, các chương trình khuyến mại, thủ tục vay vốn được rút gọn, chủ động khảo sát và tiếp cận nhu cầu vốn của các doanh nghiệp,…

50

Tốc độ tăng trưởng của doanh số CVDN tăng cao trong giai đoạn năm 2012 – 2014 là xu hướng tích cực mà VPBank đang đeo đuổi. Điều này hoàn toàn đi theo đúng chiến lược bán lẻ của VPBank, đó là chú trọng phát triển hỗ trợ phân khúc khách hàng cá nhân và phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong 3 năm này, VPBank đã linh hoạt áp dụng các chương trình tín dụng ưu đãi cho khách hàng như: 1.000 tỷ đồng cho Chương trình “Cho vay mua ô tô – Cơn lốc siêu ưu đãi” nhằm cấp vốn cho SME đầu tư vào TSCĐ với lãi suất ưu đãi 6%/năm cho 6 tháng đầu tiên, Chương trình “SME Success 2013”, “Cho vay VNĐ lãi suất ngoại tệ”, “Vay tín chấp doanh nghiệp đến 5 tỷ đồng tại VPBank 2014” đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh như chế biến gỗ, sản phẩm từ gỗ, dệt may, da giày, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất thiết bị điện tử và sản phẩm quang học,... Thêm vào đó, năm 2013 VPBank đã được NHNN phê duyệt để được lựa chọn tham gia Dự án SMEFP II & III do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ cho Việt Nam,…

2.2.2.2. Tình hình doanh số thu nợ cho vay doanh nghiệp giai đoạn năm 2012 – 2014

Bảng 2.2. Doanh số thu nợ cho vay doanh nghiệp giai đoạn năm 2012 – 2014

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm 2012 -2013 Chênh lệch năm 2013 – 2014 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Doanh số thu nợ CVDN 26.062 19.162 12.926 (6.900) (26,47) (6.236) (32,54) Tổng doanh số thu nợ 29.184 36.903 39.600 7.719 26,45 2.697 7,31

(Nguồn: VPBank (năm 2012 – 2014), Báo cáo tài chính hợp nhất)

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay mà ngân hàng thu về trong một thời gian nhất định. Từ bảng 2.2 cho thấy doanh số thu nợ của VPBank tăng qua các năm nhưng không đều, năm 2013 tăng 26,45% so với năm 2012; đến năm 2014 chỉ tăng 7,31% so với năm 2013.

Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về doanh số thu nợ chủ yếu là do gia tăng doanh số thu nợ cá nhân. Sự gia tăng đột biến của doanh số thu nợ cá nhân có thể thấy từ nhiều lý do khách quan, chủ quan. Nhìn chung các sản phẩm cho vay cá nhân tại VPBank là đáp ứng nhu cầu chi tiêu cá nhân và kinh doanh hộ gia đình và VPBank đang thực hiện chiến lược tập trung phân khúc cho vay cá nhân cũng như cho vay khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có thể thấy, giai đoạn năm 2012 – 2014 là thời gian khó khăn đối với cả nền kinh tế cũng như từng cá thể trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thời gian này cũng có nhiều chính sách ưu đãi cho vay tiêu dùng cá nhân như cho vay mua, sửa nhà; mua sắm ô tô,… và những quy định chặt chẽ trong khâu thẩm định, phê

duyệt cho vay. Vì vậy, hầu hết các cá nhân được vay vốn đều có năng lực, thiện chí trả nợ. Bên cạnh đó, vai trò của CBTD cho vay cá nhân cũng được đánh giá cao. CBTD đã hoàn thành công tác kiểm tra, xác nhận thông tin và thẩm định khách hàng cá nhân tuân thủ quy định của VPBank nên chất lượng cho vay cá nhân tăng lên, đồng thời CBTD tiến hành thu nợ, xiết nợ cho vay cá nhân đạt hiệu quả.

Sự biến động về doanh số thu nợ cho vay thể hiện một xu hướng tích cực trong hoạt động quản lý thu hồi nợ của VPBank. Tuy nhiên, có thể thấy sự tăng trưởng về doanh số cho vay cao hơn sự gia tăng về doanh số thu nợ. Điều này cho thấy, công tác quản lý thu hồi nợ và quản lý rủi ro trong cho vay chưa thực sự hiệu quả.

Ngược lại so với sự gia tăng tổng doanh số thu nợ, doanh số thu nợ CVDN giảm nhiều qua các năm 2012 – 2014. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động giảm của doanh số thu nợ doanh nghiệp chủ yếu là do giai đoạn năm 2012 – 2014 là giai đoạn khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các SME – đối tượng khách hàng mục tiêu của VPBank. Chính vì hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, làm suy giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự suy giảm doanh số thu nợ doanh nghiệp là do VPBank chưa thực hiện siết chặt công tác thu hồi nợ doanh nghiệp và công tác quản trị rủi ro CVDN chưa hiệu quả.

Nhìn chung, công tác thu hồi nợ của VPBank những năm qua có nhiều biến chuyển, nhưng chưa đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, có thể thấy nỗ lực của VPBank nhằm giảm thiểu những khoản nợ quá hạn hay nợ khó đòi của doanh nghiệp vay vốn, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn dưới 3%. Song song với tăng trưởng CVDN, VPBank đã và đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao và kiểm soát chất lượng CVDN nhưng chưa đạt được hiệu quả cao. Điển hình là việc hoàn tất triển khai quy trình xử lý và phê duyệt tín dụng tập trung, đẩy mạnh và chuyên môn hóa công tác thu hồi nợ, xây dựng và tổ chức thành công hệ thống thu hồi nợ tập trung, giải phóng các đơn vị kinh doanh khỏi chức năng thu hồi nợ để đẩy mạnh kinh doanh. Ngoài ra, VPBank cũng là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc xúc tiến nghiên cứu triển khai Hiệp ước vốn theo chuẩn Basel II với sự phối hợp của các đơn vị tư vấn nước ngoài, bao gồm việc xây dựng chiến lược tổng thể về hệ thống.

2.2.2.3. Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp giai đoạn năm 2012 - 2014

Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Tại VPBank, tổng DNCV năm 2013 tăng khoảng 42,19% với so với năm 2012; đến năm 2014 tăng 52,32% so với năm 2013. Đây cũng là chỉ số được đánh giá cao trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng khó khăn của thị

52

trường ngân hàng. Trong những năm qua, doanh số cho vay của VPBank tăng lên góp phần làm cho tổng dư nợ cho vay cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, xét về nội tại cơ cấu DNCV thì nguyên nhân chính dẫn đến DNCV tăng cao trong những năm qua là do dư nợ CVDN tăng.

Bảng 2.3. Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp giai đoạn năm 2012 – 2014

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm 2012 -2013 Chênh lệch năm 2013 – 2014 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Dư nợ CVDN 19.162 29.524 53.124 10.362 54,08 23.600 79,93 Tổng DNCV 36.903 52.474 79.402 15.571 42,19 26.928 51,32

(Nguồn: VPBank (năm 2012 – 2014), Báo cáo tài chính hợp nhất)

Dư nợ CVDN năm 2013 tăng 54,08% so với năm 2012; đến năm 2014 tăng 79,93% so với năm 2013. Nhìn chung, sự biến động tăng của dư nợ CVDN thể hiện xu hướng tích cực trong hoạt động CVDN của VPBank. Có thể nói trong những năm qua VPBank nỗ lực tìm kiếm và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng doanh nghiệp, đồng thời biết kiểm soát khoản vay tốt, giảm dần dư nợ đối với doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, nâng cao chất lượng CVDN, cũng như công tác quản trị rủi ro CVDN.

Dưới đây là những phân tích biến động cụ thể của dư nợ CVDN tại VPBank giai đoạn năm 2012 – 2014 theo các phương thức phân loại dư nợ khác nhau, nhằm có cái nhìn tổng quát và đánh giá chính xác công tác cho vay doanh nghiệp và quản trị rủi ro CVDN của VPBank. Để đánh giá được nguyên nhân dẫn đến sự biến động của dư nợ CVDN của VPBank giai đoạn năm 2012 – 2014, tác giả đi phân tích cụ thể tình hình dư nợ CVDN tại VPBank phân theo thời gian cho vay, loại tiền vay, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và phân theo nhóm nợ. Từ đó, thấy được những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong công tác CVDN và quản lý rủi ro trong CVDN của VPBank.

(1) Tình hình dƣ nợ CVDN phân theo thời gian giai đoạn năm 2012 – 2014

Có thể thấy, DNCV doanh nghiệp ở các kỳ hạn đều tăng, đặc biệt dư nợ CVDN trung hạn tăng mạnh, sau đó đến dư nợ CVDN dài hạn, trong khi dư nợ CVDN ngắn hạn có tốc độ tăng rất thấp. Bên cạnh đó, hai năm 2012 và 2013 dư nợ CVDN ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng lớn trong hơn dư nợ CVDN trung và dài hạn trong tổng dư nợ cho vay, đến năm 2014 tỷ trọng này đã có sự thay đổi. Hay nói cách khác, năm 2014

cơ cấu các khoản vay của VPBank theo kỳ hạn đã dịch chuyển nhiều so với những năm trước, theo xu hướng giảm cho vay ngắn hạn và tăng cho vay trung và dài hạn.

Bảng 2.4. Dƣ nợ CVDN phân theo thời gian trong giai đoạn năm 2012 – 2014

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: VPBank (năm 2012 – 2014), Báo cáo tài chính hợp nhất)

Dƣ nợ CVDN ngắn hạn: DNCV doanh nghiệp ngắn hạn tại VPBank đều tăng

chậm qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng DNCV doanh nghiệp ngắn hạn so với tổng DNCV doanh nghiệp lại giảm trong giai đoạn năm 2012 – 2014. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do VPBank tăng CVDN đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn như tài trợ vốn bổ sung vốn lưu động,… Mặt khác, tỷ trọng của chỉ tiêu này giảm dần qua các năm, từ 2012 là 61,64%; đến năm 2013 là 46,83% và năm 2014 còn 32,15%; chủ yếu do VPBank mong muốn tài trợ vốn cho những khoản vay dài hơi hơn với lợi ích nhận được cao hơn. Điều này thể hiện, VPBank giảm tập trung vào các khoản vay có tính chất ngắn hạn dành cho nhóm khách hàng doanh nghiệp. Với nguồn vốn mà VPBank huy động được từ cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác chủ yếu là từ vốn ngắn hạn thì việc VPBank giảm tỷ trọng DNCVDN ngắn hạn đang thể hiện một xu hướng mạo hiểm trong hoạt động CVDN. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh bấp bênh; nên việc duy trì tài trợ vốn ngắn hạn cho các doanh nghiệp được xem là xu hướng an toàn và đảm bảo được khả năng cung ứng vốn vay và khả năng thanh khoản của VPBank.

Dƣ nợ CVDN trung hạn: Tại VPBank, DNCVDN trung hạn tăng mạnh qua các

năm, từ năm 2012 chỉ đạt 5.302 tỷ đồng, năm 2013 đạt 10.540 tỷ đồng; đến năm 2014 đạt 24.963 tỷ đồng. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự tăng lên mạnh mẽ của DNCVDN trung hạn là do giai đoạn năm 2012 – 2014 các doanh nghiệp gia tăng nhu cầu vốn lớn để đầu tư TSCĐ, máy móc, thiết bị cũng như đầu tư vào các dự án kinh

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 năm 2012-2013 Chênh lệch Chênh lệch năm 2013-2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Ngắn hạn 11.812 61,64 13.826 46,83 17.079 32,15 2.014 17,05 3.253 23,53 Trung hạn 5.302 27,67 10.540 35,70 24.963 46,99 5.238 98,79 14.423 136,84 Dài hạn 2.048 10,69 5.158 17,47 11.082 20,86 3.110 151,86 5.924 114,85 DNCVDN 19.162 100,00 29.524 100,00 53.124 100,00 10.362 54,08 23.600 79,93

54

doanh với thời gian dài. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng mạnh của DNCVDN trung hạn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam Thịnh Vượng (Trang 48 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)