Thực trạng tài trợ rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam Thịnh Vượng (Trang 78 - 79)

Nam Thịnh Vượng

Khi rủi ro CVDN xảy ra, chắc chắn gây ra một tổn thất tài chính lớn cho ngân hàng, vì vậy việc sử dụng các phương tiện để bù đắp rủi ro CVDN là vô cùng quan trọng. VPBank bên cạnh biện pháp tự chịu tổn thất còn sử dụng biện pháp chuyển giao rủi ro. Đối với biện pháp tự chịu tổn thất, VPBank tự khắc phục các tổn thất do rủi ro CVDN gây ra bằng cách sử dụng chính VCSH của mình. Tuy nhiên, biện pháp này không được sử dụng thường xuyên, vì nó thực sự bất khả kháng đối với VPBank hay bất kể NHTM nào khác, bởi tổn thất mà hoạt động CVDN gây ra là vô cùng lớn và lượng vốn của ngân hàng là hạn chế, nếu sử dụng biện pháp này thường xuyên sẽ làm giảm hoặc mất tính thanh khoản của VPBank. Vì vậy, VPBank đã sử dụng biện pháp được cho là tốt nhất để xử lý nợ xấu CVDN, chính là sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp những tổn thất do rủi ro trong CVDN gây ra. Biện pháp này được trích lập từ lợi nhuận trước thuế của VPBank, vì vậy việc gia tăng khoản dự phòng rủi ro CVDN đã làm giảm đi lợi nhuận trước thuế của VPBank. Tuy nhiên, chính biện pháp này đã có hiệu quả cao, tác động đến sự giảm xuống của tỷ lệ nợ xấu CVDN của VPBank năm 2014 so với năm 2013. Ngoài hai biện pháp tự chịu tổn thất trên, VPBank đã sử dụng kết hợp với biện pháp phát mại TSBĐ. Tuy nhiên, trên thực tế, thủ tục phát mại tài sản còn nhiều nhiêu khê và giá trị phát mại thường không đạt được kỳ vọng của Ngân hàng.

Vì vậy, bên cạnh biện pháp tự chịu, VPBank đã sử dụng biện pháp tài trợ rủi ro CVDN khác là chuyển giao rủi ro bảo hiểm và chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm.

Đối với biện pháp chuyển giao rủi ro bảo hiểm được VPBank áp dụng khi doanh nghiệp vay vốn không có TSBĐ nhưng vẫn có nhu cầu vay vốn, hoặc những khoản vay mà doanh nghiệp có nhiều nguy cơ không có khả năng trả nợ. Mua bảo hiểm tín dụng là để đề phòng trường hợp doanh nghiệp vay vốn không có khả năng trả được nợ, công ty bảo hiểm sẽ trả thay. Tại VPBank thường áp dụng biện pháp này đối với đối tượng doanh nghiệp vay tín chấp.

Đối với biện pháp chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm, khi rủi ro CVDN xảy ra, doanh nghiệp không trả được khoản vay, và chuyển sang nợ xấu; VPBank xử lý bằng cách bán khoản nợ này cho các công ty mua bán nợ, như Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC), Công ty quản lý tài sản (VAMC),…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam Thịnh Vượng (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)