Nam Thịnh Vượng
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã xây dựng và áp dụng nhiều biện pháp nhằm kiểm tra, giám sát CVDN độc lập, cụ thể bao gồm các biện pháp, công cụ, chính sách sau đây:
(1) Xác định mục tiêu và thiết lập chính sách CVDN:
Mục tiêu của quản lý CVDN là giảm thiểu tối đa rủi ro CVDN, cụ thể là giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất có thể. Tỷ lệ này được tất cả các ngân hàng theo dõi sát sao và nếu quản lý tốt, tỷ lệ này thường chỉ xoay quanh mức 1%. Để đạt được mục tiêu này, hệ thống phải thường xuyên xây dựng các chính sách cho vay theo từng thời kỳ theo hướng mở rộng hoặc thắt chặt thông qua các công cụ như lãi suất, tỷ lệ tham gia vốn của ngân hàng và tiêu chuẩn xét cấp vốn vay.
Chính sách cho vay mở rộng được áp dụng trong hoàn cảnh tình hình kinh tế tăng
trưởng, hoạt động quản lý cho vay được đảm bảo tốt, thể hiện ở những nội dung sau: Lãi suất cho vay ở mức thấp, vừa phải; tỷ lệ tham gia vốn của VPBank so với tổng nhu cầu vốn của doanh nghiệp cao (trên 70%); quy trình đánh giá và xét duyệt cấp vốn nhanh chóng và tương đối dễ dàng.
Chính sách cho vay thắt chặt được áp dụng trong hoàn cảnh hoạt động quản lý
cho vay kém hiệu quả hoặc nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, thể hiện ở những nội dung sau: Lãi suất cho vay ở mức cao; tỷ lệ tham gia vốn của VPBank so với tổng nhu cầu vốn của doanh nghiệp thấp (dưới 60%); quy trình đánh giá và xét duyệt cho vay chặt chẽ và chọn lọc.
Nhận xét: Thời gian qua, VPBank đã kết hợp linh hoạt giữa hai loại chính sách CVDN này, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn của VPBank vẫn luôn ở mức rất cao, và lớn hơn mức cho phép 5%. Tuy nhiên, có thể thấy VPBank đã nỗ lực rất nhiều trong quá trình thực thi chính sách CVDN hợp lý bởi tỷ lệ nợ quá hạn CVDN đang có xu hướng giảm. Vì vậy, công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp của VPBank tuy còn tồn tại một vài hạn chế nhưng đã đạt được hiệu quả hơn so với những năm trước đó.
(2) Phân tích và thẩm định khoản vay
Quan hệ giữa phân tích CVDN và rủi ro CVDN: Mục tiêu hoạt động của phân
tích CVDN là nhằm đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp để quyết định cho vay và VPBank chỉ cho vay khi đánh giá được các khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu góp phần làm giảm thiểu rủi ro CVDN. Trong ba năm 2012 – 2014, đội ngũ
phân tích CVDN của VPBank đã làm việc có hiệu quả hơn, góp phần tạo nên sự biến chuyển tích cực trong quản trị rủi ro CVDN.
Quan hệ giữa thẩm định CVDN và rủi ro CVDN: Mục tiêu của thẩm định CVDN là đánh giá mức độ tin cậy của phương án sản xuất kinh - doanh và dự án đầu tư mà doanh nghiệp đã nộp cho VPBank trong hồ sơ cấp tín dụng. VPBank chỉ cấp vốn cho doanh nghiệp khi thẩm định và đánh giá được phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư của doanh nghiệp là khả thi, đáng tin cậy. Điều này cũng góp phần làm giảm thiểu rủi ro CVDN.
Hoạt động phân tích và thẩm định CVDN có đặc điểm là được thực hiện khi doanh nghiệp vay vốn lần đầu hoặc vay vốn không thường xuyên mà theo từng phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư. Trường hợp doanh nghiệp vay vốn thường xuyên, VPBank sử dụng biện pháp xếp hạng tín nhiệm để đánh giá, quản lý rủi ro.
(3) Xếp hạng doanh nghiệp: Nhằm ngăn ngừa, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình CVDN; việc xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là rất cần thiết. Dựa trên cơ sở định hướng tín dụng của VPBank và dựa vào kết quả chấm điểm, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định từ chối hay xem xét cấp vốn vay. Đây không chỉ là một phương pháp dùng để đo lường rủi ro CVDN mà VPBank còn sử dụng để kiểm soát các rủi ro trong CVDN. Nhờ đó, đã đem lại một số chuyển biến tích cực trong công tác quản trị rủi ro CVDN. Điều này có thể thấy thông qua tỷ lệ nợ quá hạn CVDN đã giảm dần, tỷ lệ nợ xấu tuy tăng, giảm với biên độ nhỏ nhưng vẫn được kiểm soát dưới mức 3%; hệ số an toàn vốn tối thiểu tăng,…
(4) Biện pháp đảm bảo tiền vay: VPBank áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã cho doanh nghiệp vay. VPBank sử dụng biện pháp này nhằm kiểm soát TSBĐ của doanh nghiệp vay vốn, chính điều này thúc ép doanh nghiệp phải trả nợ cho VPBank. Nếu trong trường hợp doanh nghiệp không đủ khả năng hoặc cố ý không trả nợ thì VPBank đem phát mại TSBĐ một cách hợp pháp để hạn chế tối đa tổn thất bị gây ra. Trong những năm qua, VPBank đã sử dụng biện pháp này tương đối hiệu quả và tạo nên sự biến chuyển tốt trong công tác quản trị rủi ro CVDN.
(5) Trích lập dự phòng rủi ro CVDN: VPBank trích lập dự phòng rủi ro CVDN
để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết vay. Đây được cho là công cụ phổ biến nhất trong quản trị rủi ro CVDN của các NHTM nói chung, của VPBank nói riêng. Trong những năm qua, khoản trích lập dự phòng rủi ro CVDN của VPBank tăng mạnh qua các năm, năm 2012 là khoảng 292 tỷ đồng; đến năm 2013 xấp xỉ 742 tỷ đồng; năm 2014 là 855 tỷ đồng.
78
Nhận xét: Trong giai đoạn năm 2012 – 2014, nhìn chung VPBank đã thực hiện công tác kiểm soát rủi ro CVDN đạt hiệu quả hơn nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này được phản ánh thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ nợ quá hạn CVDN vẫn ở mức cao 5% và tỷ lệ nợ xấu CVDN vẫn xấp xỉ mức an toàn là 3%; tuy nhiên đều đã có xu hướng giảm; khoản trích lập dự phòng rủi ro cho vay doanh nghiệp tăng; hệ số an toàn vốn tối thiểu tăng. Như vậy, trong giai đoạn năm 2012 – 2014, công tác quản trị rủi ro CVDN của VPBank đã đạt được kết quả tốt hơn, giảm thiểu được một số hạn chế tồn tại những năm trước đó.