Thực trạng nhận dạng rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam Thịnh Vượng (Trang 67)

Việt Nam Thịnh Vượng

Theo nguyên tắc chung về nhận dạng rủi ro tín dụng, VPBank đã xây dựng một chuẩn mực cụ thể để nhận diện rủi ro cho vay doanh nghiệp thông qua nhiều phương pháp khác nhau, như phương pháp phân tích báo cáo tài chính, phỏng vấn và điều tra khảo sát tại các cơ sở của khách hàng, phối hợp với các bộ phận khác trong ngân hàng, thông qua tư vấn của tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp, phân tích hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ và các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn khác, nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ (số liệu thống kê).

Nhận dạng rủi ro cho vay doanh nghiệp tại VPBank là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể ngân hàng gặp phải và nguồn gốc của các rủi ro; xác định khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng và mô tả dựa trên các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Hay nói cách khác, “nhận diện rủi ro cho vay doanh nghiệp tại

VPBank bao gồm các nội dung: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động, quy trình cho vay để thống kê các dạng rủi ro cho vay doanh nghiệp, nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân còn tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro cho vay doanh nghiệp”.

68

Thông qua các phương pháp nhận dạng và dựa trên từng góc độ đánh giá, VPBank đưa ra các dấu hiệu có thể dẫn đến rủi ro cho vay doanh nghiệp, cụ thể như sau:

(1) Các dấu hiệu xuất phát từ chính doanh nghiệp:

Dấu hiệu rủi ro cho vay doanh nghiệp trong mối quan hệ với ngân hàng:

Doanh nghiệp trả nợ không đúng kỳ hạn hoặc thất thường; thường xuyên sửa đổi thời hạn, xin gia hạn; thực hiện việc đảo nợ cho thấy dấu hiệu về suy giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp, xuất hiện nguy cơ rủi ro cao ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi đúng thời hạn;

Việc doanh nghiệp thông báo thất lạc hồ sơ (đặc biệt là các BCTC), hay chậm gửi, trì hoãn các báo cáo theo yêu cầu mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục thể hiện sự không trung thực, có dấu hiệu gian dối của doanh nghiệp. Nếu ngân hàng chấp nhận và tiến hành cho vay doanh nghiệp thì sẽ gặp nhiều rủi ro;

Dựa vào nguồn thu bất thường để trả nợ, thông thường với khoản vay ngắn hạn doanh nghiệp sử dụng doanh thu bán hàng để làm nguồn trả nợ cho ngân hàng; với khoản vay trung, dài hạn doanh nghiệp cam kết sử dụng lợi nhuận ròng và khấu hao làm nguồn trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn thu bất thường như vay thị trường chợ đen, nguồn thu bất hợp pháp hay nguồn thu khác của doanh nghiệp thì chứng minh rằng doanh nghiệp không có khả năng trả nợ bằng nguồn trả nợ cam kết với ngân hàng hay doanh nghiệp sử dụng vốn vay không có hiệu quả đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển đã cam kết trong hợp đồng tín dụng;

Có hệ số đòn bẩy tăng bất thường;

Dựa vào đánh giá lại tài sản để tăng VCSH và tăng khả năng tự trả nợ của doanh nghiệp;

Nếu doanh nghiệp chấp nhận sử dụng các nguồn vay với giá cao, với mọi điều kiện thể hiện rằng doanh nghiệp đang rất khát vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh hoặc thiếu hụt vốn trầm trọng, hay có dấu hiệu lừa đảo vay vốn của ngân hàng.

Dấu hiệu rủi ro cho vay doanh nghiệp xuất phát từ phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến thu doanh nghiệp đề nghị cấp tín dụng;

Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của doanh nghiệp;

Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý như sự gia tăng đột biến trong chi phí quảng cáo, tiếp thị, tập trung quá mức chi phí để gây ấn tượng như thiết bị văn phòng rất hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền,…

Luân chuyển vốn, hàng tồn kho, các khoản phải thu có dấu hiệu chậm và giảm liên tục;

Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị điều hành doanh nghiệp, tranh chấp trong quá trình xử lý;

Có dấu hiệu phát hiện ra quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai dẫn đến việc đầu tư dự án không có hiệu quả;

Khó khăn trong phát triển sản phẩm, dịch vụ mới;

Những thay đổi từ chính sách Nhà nước, đặc biệt là tác động của chính sách thuế, xuất nhập khẩu; thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô; tỷ giá, lãi suất; thay đổi công nghệ, kỹ thuật sản xuất, thị hiếu tiêu dùng; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh tác động bất lợi đến chiến lược và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn;

Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra gây tác động xấu đến quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

(2) Các dấu hiệu xuất phát từ chính sách CVDN của VPBank:

Đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của doanh nghiệp;

Cấp tín dụng dựa trên các căn cứ không chắc chắn hoặc quá đề cao các lợi ích doanh nghiệp đem lại từ khoản tín dụng được cấp;

Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng;

Cho vay tập trung quá lớn vào một lĩnh vực, một nhóm doanh nghiệp; Chính sách cho vay lỏng lẻo tạo khe hở cho doanh nghiệp lợi dụng; Không tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng;

Có khuynh hướng cạnh tranh thái quá; giảm lãi suất cho vay, phí dịch vụ hay thực hiện chiến lược giữ chân doanh nghiệp bằng các khoản tín dụng mới để họ không quan hệ với các TCTD khác mặc dù biết rõ khoản tín dụng sẽ cấp tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.

Nhận xét: Trong quá trình VPBank áp dụng các biện pháp, quy tắc về nhận diện rủi ro trong CVDN; đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro CVDN. Điều này có thể được thể hiện thông qua sự thay đổi của một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng CVDN cũng như công tác quản trị rủi ro CVDN. Trong giai đoạn năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

70

2012 – 2014, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu CVDN trên tổng dư nợ CVDN của VPBank có xu hướng giảm; hệ số an toàn vốn tối thiểu tăng đều. Những kết quả đó cho thấy quy trình nhận diện rủi ro CVDN mà VPBank đã áp dụng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam Thịnh Vượng (Trang 67)