Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, NHNN có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng và phát triển ngành ngân hàng. Chính vì vậy, trong quá trình cải cách, NHNN cần nâng cao tính tự chủ và độc lập trong kinh doanh của các NHTM, hỗ trợ các NHTM trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh sao cho đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội.
Để CIC hoạt động hiệu quả, NHNN cần đưa ra các chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác để các NHTM khác khai thác thông tin, làm cơ sở đánh giá năng lực và uy tín của doanh nghiệp khi họ có nhu cầu vay vốn.
Nâng cao năng lực cán bộ và gìn giữ đội ngũ lãnh đạo cho mục tiêu phát triển và hội nhập, NHNN thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ về mục tiêu và định hướng của ngành giúp cán bộ nhận thức và tự có ý thức phải rèn luyện, học tập nhằm nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu hội nhập.
Đồng thời, để tạo điều kiện cho công tác quản trị rủi ro tại các NHTM hoạt động hiệu quả, NHNN cần phải ban hành và điều chỉnh các văn bản pháp luật phù hợp hơn với thực trạng CVDN.
KẾT LUẬN
Thông qua nghiên cứu về công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt nam Thịnh Vượng, tác giả chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong giai đoạn năm 2012 – 2014. Trong quá trình phân tích thực trạng đó, tác giả chỉ ra những nguyên nhân góp phần tạo nên thành tựu trong công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp của VPBank, từ đó Ngân hàng sẽ phát huy tối đa những ưu điểm đó. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến hạn chế còn tồn tại, chưa được khắc phục để Ngân hàng xác định những phương hướng nhằm cải thiện hạn chế trong tương lai.
Trong khoá luận này, trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, tác giả đã đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác này trong giai đoạn tới. Tác giả hi vọng rằng, nghiên cứu này đóng góp một phần nào đó giúp Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp. Do hạn chế về thời gian và kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực thuộc đề tài nghiên cứu nên khoá luận này vẫn còn nhiều thiếu sót.
Để hoàn thiện khoá luận này, trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp trong Khối quản trị rủi ro Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã giúp đỡ trong quá trình tác giả thu thập số liệu; đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ Phạm Thị Bảo Oanh, giảng viên Khoa Kinh tế - Quản lý, trường Đại học Thăng Long đã hướng dẫn tận tình trong quá trình thực hiện khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên