phát triển loại hình CVDN để đảm bảo mục tiêu đề ra.
2.2.1. Những quy định chung trong cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Việt Nam Thịnh Vượng
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong quá trình hoạt động đã xây dựng và hoàn thiện các quy định chung về cho vay doanh nghiệp, cụ thể như sau:
(1) Đối tƣợng và phạm vi áp dụng:
Cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển;
Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; cho vay cầm đồ, cho vay dưới hình thức thấu chi được thực hiện theo quy định của Tổng giám đốc;
40
Khi cho vay bằng ngoại tệ, VPBank và doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định của Pháp luật về quản lý ngoại hối.
(2) Nguyên tắc cho vay doanh nghiệp
Doanh nghiệp vay vốn tại VPBank phải đảm bảo: Sử dụng vốn vay đúng mục đích
đã thỏa thuận trong HĐTD; hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong HĐTD; tuân thủ các quy định của pháp luật và VPBank.
(3) Điều kiện cho vay doanh nghiệp
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;
Đối với doanh nghiệp Việt Nam: Doanh nghiệp phải có năng lực pháp luật dân sự; chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện của doanh nghiệp, thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
Đối với doanh nghiệp nước ngoài: Hoạt động hợp pháp ở nước ngoài theo quy định của pháp luật của nước mà pháp nhân, doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính (có đủ năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật nước ngoài). Đồng thời phải có giấy phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cấp hoặc được phép thực hiện các phương án, dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại Việt Nam (thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh, dự án BOT, BTO và BT); thời hạn cho vay không quá thời hạn được phép hoạt động tại Việt Nam. Ngoài ra doanh nghiệp nước ngoài phải đáp ứng một số điều kiện khác theo hướng dẫn của Tổng giám đốc.
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp;
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ gốc và lãi cho VPBank trong thời hạn cam kết;
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật;
Thực hiện đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của pháp luật và của VPBank.
(4) Các biện pháp bảo đảm tiền vay đối với doanh nghiệp
Bảo đảm tiền vay là cơ sở pháp lý để VPBank có thêm nguồn thu nợ thứ hai khi doanh nghiệp vay vốn không có nguồn trả nợ hay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Đặc trưng của biện pháp bảo đảm tiền vay tại VPBank là giá trị TSBĐ luôn lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm, cho dù luật không quy định bắt buộc; TSBĐ phải có tính thanh khoản cao và có đầy đủ cơ sở pháp lý để VPBank có thể xử lý được tài sản khi doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Tại VPBank các biện pháp bảo đảm tiền vay đối với khách hàng doanh nghiệp bao gồm: biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản (cầm cố, thế chấp tài sản của doanh
nghiệp,…); biện pháp bảo đảm tiền vay không có TSBĐ (tín chấp, bảo lãnh của bên thứ ba),… Các biện pháp bảo đảm tiền vay của VPBank cụ thể như sau:
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản:
Ký quỹ: Là việc doanh nghiệp vay vốn gửi lại một khoản tiền, kim khí quý, đá quý
hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa tại VPBank để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay vốn tại VPBank. Các tài sản ký quỹ bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi; thẻ tiết kiệm, bộ vận đơn đầy đủ; trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, hối phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc và các giấy tờ có giá khác trị giá được thành tiền và được phép giao dịch; cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền, quyền mua cổ phần; vàng, bạc, kim cương, kim khí quý và đá quý khác.
Cầm cố các tài sản: Là việc doanh nghiệp vay vốn hoặc bên thứ ba giao tài sản
thuộc quyền sở hữu của mình cho VPBank để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay vốn tại VPBank. Các tài sản dùng để cầm cố bao gồm: Thẻ tiết kiệm, bộ vận đơn đầy đủ; trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, hối phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc và các giấy tờ có giá khác trị giá được thành tiền và được phép giao dịch; cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền, quyền mua cổ phần; vàng, bạc, kim cương, kim khí quý và đá quý khác; máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất; nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, động sản khác; ô tô và các phương tiện vận tải khác; các tài sản khác được cầm cố theo quy định của pháp luật.
Thế chấp tài sản: Là việc doanh nghiệp vay vốn hoặc bên thứ ba dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay vốn tại VPBank, nhưng không chuyển giao tài sản đó cho VPBank. Các tài sản dùng để thế chấp bao gồm: Quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp; nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó; tất cả tài sản khác gắn liền với đất, bao gồm cả rừng sản xuất; tàu, thuyền chuyên dùng cho khai thác, nuôi trồng, bảo quản và chế biến thủy sản; quyền tài sản bao gồm: quyền phát sinh từ quyền tác giả, quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng mua bán, cho thuê tài sản hoặc cung cấp dịch vụ; quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật;
Một số biện pháp bảo đảm bằng tài sản khác do pháp luật quy định.
Bảo đảm tiền vay không có TSBĐ:
Bảo đảm tiền vay bằng tín chấp: là việc doanh nghiệp vay vốn dựa trên uy tín của
doanh nghiệp hay sự tín nhiệm của VPBank đối với doanh nghiệp vay vốn; thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tốt trong nhiều năm với VPBank hoặc một số lĩnh vực kinh doanh đặc thù mà VPBank ưu tiên như: chế biến
42
gỗ và các sản phẩm từ gỗ, dệt may, da giầy, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất thiết bị điện, điện tử và sản phẩm quang học… tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Bảo đảm tiền vay không có TSBĐ bằng biện pháp bảo lãnh của bên thứ ba: là việc bên thứ ba sử dụng uy tín để cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho doanh nghiệp vay vốn nếu khi đến thời hạn mà doanh nghiệp không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.
(5) Quy trình cho vay doanh nghiệp
Những nội dung của quy trình CVDN tại VPBank được sửa đổi và bổ sung để phù hợp với những luật, quy định mới của các cấp có thẩm quyền và yêu cầu thực tế nhằm ngày càng hoàn thiện hơn và nâng cao khả năng quản lý rủi ro, chất lượng CVDN trên toàn hệ thống.
Quy trình CVDN tại VPBank được bắt đầu từ khi CBTD tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng doanh nghiệp và kết thúc khi tất toán thanh lý HĐTD, được tiến hành theo năm bước như sau:
Bƣớc 1: Tiếp thị khách hàng doanh nghiệp
Quy trình tiếp thị khách hàng doanh nghiệp là bước đầu tiên trong quy trình cho vay đối doanh nghiệp; đây là một khâu quan trọng yêu cầu CBTD phải nắm vững sản phẩm và tư vấn cho doanh nghiệp sản phẩm phù hợp với nhu cầu đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật và của VPBank. Trong quy trình này, yêu cầu đặt ra đối với CBTD là phải hiểu rõ các sản phẩm cho vay doanh nghiệp của VPBank, phải giải thích với doanh nghiệp tiềm năng về mức độ khác biệt khi xin vay vốn tại VPBank. Đồng thời CBTD phải nắm vững các quy định của NHNN liên quan đến các hoạt động cho vay doanh nghiệp và phải luôn cập nhật các quy định hiện hành. Sau mỗi lần tiếp xúc với khách hàng tiềm năng, CBTD cần lập báo cáo, lưu trữ thông tin, kết quả thu thập và các bước tiến hành tiếp theo sẽ thực hiện (nếu có).
Quy trình tiếp thị doanh nghiệp tại VPBank được thực hiện như sau:
CBTD xem xét, rà soát toàn bộ các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn của đơn vị kinh doanh, tiến hành tìm kiếm những doanh nghiệp tốt, có năng lực tài chính hoặc dựa trên những khách hàng doanh nghiệp khác có mối quan hệ hay qua giới thiệu;
CBTD lựa chọn những doanh nghiệp tiềm năng, tiến hành tiếp cận và lập báo cáo đánh giá sau mỗi lần tiếp cận doanh nghiệp;
Giới thiệu, quảng bá về những sản phẩm cho vay doanh nghiệp tại VPBank, nêu bật những tiện ích, ưu điểm nổi trội của các sản phẩm hiện có so với các Ngân hàng khác;
CBTD làm báo cáo tổng hợp kết quả thu được và chi tiết các hoạt động sẽ được thực hiện tiếp theo.
Bƣớc 2: Thẩm định, phê duyệt cho vay doanh nghiệp
Thẩm định, phê duyệt là bước thứ hai trong quy trình CVDN tại VPBank, tuân thủ thực hiện quy trình này sẽ giảm thiểu những rủi ro cho khoản vay trong tương lai.
Nguyên tắc thực hiện: Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo tính độc lập giữa
các bên tham gia, phân tách rõ ràng trách nhiệm giữa các khâu thẩm định và phê duyệt cho vay doanh nghiệp. Đồng thời phải tuyên bố rõ ràng khoản vay chỉ được cấp nếu phương án kinh doanh, dự án đầu tư có tính khả thi và hiệu quả; dựa trên uy tín và giá trị TSBĐ của doanh nghiệp.
Quy trình thẩm định, phê duyệt cho vay doanh nghiệp tại VPBank được thực hiện qua các bước sau:
Tiếp nhận, thẩm định trước khi cho vay doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp đề xuất
vay vốn, CBTD cần phải tư vấn và thỏa thuận các điều kiện vay vốn; tiếp nhận hồ sơ từ doanh nghiệp. CBTD phải cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin về chính sách CVDN của VPBank; đồng thời tư vấn cho doanh nghiệp loại hình cho vay phù hợp, thỏa thuận các điều kiện về thời hạn, lãi suất, TSBĐ,… Sau đó, CBTD hướng dẫn doanh nghiệp lập các bộ hồ sơ vay vốn theo yêu cầu của pháp luật và của VPBank.
Thông thường, doanh nghiệp cần phải nộp các hồ sơ sau: hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn, hồ sơ đảm bảo tiền vay và các hồ sơ khác theo yêu cầu riêng của VPBank. Các tài liệu chi tiết được yêu cầu bởi VPBank cũng giống như yêu cầu chung của các NHTM khác.
Thẩm định doanh nghiệp vay vốn: Hoạt động thẩm định doanh nghiệp được dựa
trên cơ sở là các hồ sơ, tài liệu do doanh nghiệp cung cấp; dựa trên kết quả CBTD khảo sát thực tế về tình hình hoạt động kinh doanh, TSBĐ và các yếu tố khác có liên quan của doanh nghiệp; dựa trên các nguồn thông tin khác.
Nội dung thẩm định doanh nghiệp vay vốn bao gồm các mục cơ bản sau:
Thẩm định chung về doanh nghiệp: CBTD tìm hiểu chung về doanh nghiệp, tư
cách pháp lý, mô hình tổ chức, cơ cấu lao động, khả năng quản trị, điều hành của ban lãnh đạo công ty.
Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng: xem xét quan hệ tín dụng, quan hệ tiền
44
Thẩm định khả năng tài chính: Kiểm tra tính chính xác của BCTC, tiến hành đối chiếu các khoản mục cơ bản trong bản tổng kết tài sản, BCKQKD: khoản mục các khoản phải thu, hàng tồn kho, các khoản vay, các khoản thanh toán lớn, khấu hao tài sản,… Phân tích tình hình công nợ, hàng tồn kho, các khoản phải thu,…
Phân tích cơ cấu tài sản/nguồn vốn của doanh nghiệp, bao gồm: Quy mô hoạt động và tốc độ tăng trưởng qua các năm; sự hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh; đánh giá chênh lệch giữa nguồn vốn trung, dài hạn và sử dụng vốn trung, dài hạn. Bên cạnh đó, xem xét nguyên nhân, biện pháp xử lý và thời gian xử lý trong trường hợp doanh nghiệp mất cân đối tài chính; xem xét tính khả thi về biện pháp xử lý của doanh nghiệp; kiểm tra mức độ kiểm soát tài chính và ảnh hưởng của tình hình tài chính đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp: CBTD phân tích, đánh
giá tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa trên kết quả tính toán và so sánh giữa các thời điểm của các nhóm chỉ số sau:
Nhóm chỉ số thanh khoản: Đánh giá khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ ngắn hạn và đến hạn của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp vay vốn.
Nhóm chỉ số cân nợ: Cho biết khả năng cân đối vốn, mức độ ổn định và tự chủ tài
chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp.
Nhóm chỉ số hoạt động: Đánh giá khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ngắn
hạn và dài hạn của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu như vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng TSCĐ, kỳ thu tiền bình quân,…
Nhóm chỉ số sinh lời: Cho biết khả năng sinh lời và năng lực hoạt động để sử dụng để xem xét tính hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản, bao gồm tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE).
Thẩm định về thị trường: Tình hình thị trường, ngành hàng chung bao gồm: các nguồn thông tin, cung – cầu thị trường, giá cả, sản lượng; xu hướng biến động cung – cầu, giá cả, sản lượng; dự báo cung – cầu, giá cả, sản lượng. Thị trường đầu vào của doanh nghiệp bao gồm: các thông tin về doanh số, tỷ trọng từng thị trường (trong nước, nhập khẩu,…); hình thức thanh toán, thời hạn thanh toán, danh sách nhà cung cấp đầu vào chủ yếu, thường chiếm >10% doanh số đầu vào. Thị trường đầu ra của sản phẩm bao gồm: các thông tin về doanh số, tỷ trọng từng thị trường (trong nước, nhập khẩu,…); mạng lưới phân phối; chính sách bán hàng; hình thức thanh toán; danh sách
khách hàng đầu ra. Đánh giá thị phần và đối thủ cạnh tranh: đánh giá dung lượng thị trường hiện tại của sản phẩm, dịch vụ trên địa bàn; phân tích các mặt hàng, dịch vụ hiện đang được buôn bán trên thị trường; thứ hạng của doanh nghiệp trên thị trường, thị phần chiếm được.
Phân tích nhu cầu vốn của doanh nghiệp:
- Tính khả thi của tiêu thụ hàng hóa và hiệu quả của phương án kinh doanh;
- Tỷ suất lợi nhuận có phù hợp với tình hình hoạt động hiện tại và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
- Đánh giá tính khả thi của nguồn trả nợ vay từ phương án và nguồn trả nợ bổ sung; - Phân tích kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp như đánh giá kế hoạch doanh thu, sản lượng, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong 12 tháng tới so với tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại; căn cứ đánh giá các hợp đồng đã ký kết và dự kiến ký, tốc độ tăng trưởng của ngành hàng, dịch vụ đó, khả năng đạt được kế hoạch đề ra; đánh giá sự thay đổi của thị trường đầu vào,…
- Tính toán nhu cầu vốn lưu động trong kỳ kế hoạch, bao gồm: đánh giá vòng quay vốn lưu động, cơ cấu vốn tham gia trong tổng nhu cầu vốn; đánh giá tính hợp lý của nhu cầu vốn vay.
Phân tích nguồn trả nợ: CBTD tiến hành xác định dự kiến các nguồn trả nợ cho ngân hàng, thuyết minh nguồn trả nợ bổ sung (nếu có); các nguồn trả nợ phải đảm bảo