Nam Thịnh Vượng
Do chiến lược quản lý rủi ro CVDN của mỗi NHTM là khác nhau, vì vậy mỗi NHTM đưa ra những phương pháp đo lường rủi ro riêng. VPBank cũng có những biện pháp đo lường rủi ro CVDN của riêng mình. Trên thực tế cho thấy, một số biện pháp đo lường rủi ro CVDN không được VPBank sử dụng vì không phù hợp với bản thân ngân hàng và thị trường ngành ngân hàng Việt Nam nói chung. Cụ thể thực trạng đo lường rủi ro CVDN được thể hiện như sau:
(1) Mô hình điểm số Z – Z score: VPBank đã không áp dụng mô hình điểm số Z
trong quy trình đo lường rủi ro CVDN của ngân hàng vì những lý do sau đây:
Đây là một phương pháp đo lường định lượng các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp. Mô hình có một số ưu điểm nổi bật so với những phương pháp định tính, như kỹ thuật đo lường đơn giản, thể hiện tính nhất quán, khách quan, không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn nhiều hạn chế. Trước tiên phải nhắc đến điều kiện ra đời của mô hình điểm số Z. Altman xây dựng mô hình từ năm 1968 và dựa trên các phân tích đặc tính của thị trường Mỹ. Đây là một nền kinh tế mang đầy đủ tính chất của kinh tế thị trường. Khác với Việt Nam, nền kinh tế vẫn còn chưa hoàn toàn trở thành nền kinh tế thị trường, bởi một số loại hình kinh doanh vẫn còn chịu sự bảo hộ về chính sách, tài chính của Chính phủ. Điều này làm mất tính cạnh tranh cần có của một nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, do mô hình được xây dựng từ rất lâu và dựa trên những yếu tố hoàn toàn khác so với thị trường Việt Nam nên việc VPBank ứng dụng phương pháp này thực sự không còn phù hợp. Bên cạnh đó, mô hình này chỉ phân biệt doanh nghiệp thành hai nhóm: vỡ nợ và không vỡ nợ; không đánh giá được độ an toàn chắc chắn đến đâu của các doanh nghiệp. Mô hình giả thiết các biến Xj là hoàn toàn độc lập với nhau và không giải thích rõ ràng về tầm quan trọng của sự bất biến của các hệ số theo thời gian cũng như các biến số Xj. Kết quả của mô hình điểm số Z là các con số cụ thể, mang tính chất định lượng nên đã bỏ qua các nhân tố quan trọng khác của doanh nghiệp sản xuất như: uy tín của doanh nghiệp, mối quan hệ với ngân hàng, chu kỳ kinh tế của nền kinh tế, chu kỳ kinh doanh.
(2) Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp:
Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín nhiệm là biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro CVDN. Hệ thống chấm điểm tín dụng tự động đã được các NHTM sử dụng
trong nhiều năm để dự đoán năng lực hoạt động của doanh nghiệp đề nghị vay vốn. Hệ thống chấm điểm tín dụng áp dụng cho các quyết định cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng có xu hướng tăng lên. VPBank đã sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng đối với những khoản tín dụng ở dưới ngưỡng nhất định. Khi sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng, điểm tín dụng là một phần dữ liệu để thu thập tại thời điểm phân tích CVDN.
Do nhiều NHTM đã sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng, điều này giúp cho VPBank hiểu rõ hơn về cách thức hệ thống này phân tích các đề xuất tín dụng và cách so sánh với các phân tích khác của VPBank. Điều này thực sự quan trọng, vì VPBank có thể xét hay bỏ qua các quyết định CVDN sát ngưỡng đã được chấm điểm và giải thích việc từ chối CVDN hoặc từ chối nhưng đưa ra các thương lượng khác.
Tại VPBank, hoạt động này được vi tính hóa, cán bộ chấm điểm chỉ cần thu thập dữ liệu từ hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp nhập vào hệ thống; hệ thống sẽ tự động chạy chương trình chấm điểm và cho ra kết quả xếp hạng doanh nghiệp. Trên cơ sở định hướng tín dụng của VPBank và dựa vào kết quả chấm điểm, VPBank sẽ quyết định việc chấp nhận hoặc từ chối cấp tín dụng.
VPBank xếp các doanh nghiệp thành 10 loại có mức độ rủi ro từ thấp đến cao là: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. VPBank dựa vào thứ hạng tín nhiệm mà doanh nghiệp đạt được để đưa ra quyết định xét hay từ chối đề nghị vay vốn của doanh nghiệp.
VPBank chấm điểm tín dụng doanh nghiệp theo quy trình bốn bước như sau:
Xác định ngành nghề kinh doanh
VPBank áp dụng chấm điểm khác nhau cho các loại ngành nghề khác nhau, gồm:
Nông nghiệp và lâm nghiệp; thương mại, sản xuất và chế biến; xây dựng; kho bãi, vận tải, thông tin liên lạc; và các hoạt động khác.
Việc phân loại doanh nghiệp theo ngành được thực hiện theo nguyên tắc: lĩnh vực
nào tạo doanh thu thuần cao nhất hoặc chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất được xác định là lĩnh vực chính của doanh nghiệp.
Chấm điểm quy mô doanh nghiệp
Chấm điểm quy mô doanh nghiệp là để phân loại doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ, siêu nhỏ; sau đó kết hợp với ngành nghề kinh doanh đã xác định, tiến hành chấm điểm tài chính và các tiêu chí khác.
Quy mô doanh nghiệp được xác định trên cơ sở chấm điểm độc lập bốn tiêu thức: VCSH, số lao động, doanh thu thuần và tổng tài sản được xếp trên từng ngành kinh tế.
72
Các tiêu chí trên sẽ được VPBank điều chỉnh theo từng thời kỳ để phù hợp với quy mô hoạt động của VPBank, sự phát triển của nền kinh tế và quy định của Pháp luật.
Chấm điểm các chỉ số tài chính và các chỉ số phi tài chính
Tiêu chí tài chính bao gồm: Tiêu chí phản ánh khả năng thanh toán; tiêu chí phản ánh hiệu quả hoạt động; tiêu chí phản ánh khả năng tự tài trợ (cân nợ); tiêu chí phản ánh khả năng sinh lời (thu nhập).
Tiêu chí phi tài chính bao gồm: Tiêu chí về khả năng trả nợ của khách hàng; tiêu
chí về trình độ quản lý và môi trường nội bộ doanh nghiệp; tiêu chí về quan hệ với ngân hàng; tiêu chí về các nhân tố ảnh hưởng đến ngành; tiêu chí về các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp.
Quy định của VPBank về thang điểm xếp loại và tiêu thức cho điểm: Thang điểm
được thiết kế theo 5 cấp độ từ 20 đến 100, áp dụng với tiêu thức đánh giá thuộc cấp thấp nhất. Tiêu thức cho điểm: Cho điểm theo 5 mức: 20, 40, 60, 80, 100 (20 là rủi ro cao nhất, 100 là rủi ro thấp nhất). Mỗi nhóm tiêu chí chiếm tỷ trọng điểm nhất định trong tổng điểm tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, sản phẩm cho vay, quy mô doanh nghiệp, BCTC có kiểm toán hay không,… Tổng số điểm cho mỗi doanh nghiệp vay vốn tối đa là 100 điểm; tối thiểu là 20 điểm.
Tổng hợp điểm và phân loại doanh nghiệp
Sau khi đã tính toán ra tổng điểm cuối cùng, VPBank tiến hành phân loại doanh nghiệp như sau:
Nhóm 1 bao gồm: Hạng AAA, AA, A (từ 75 điểm đến 100 điểm)
Hạng AAA từ 90 điểm đến 100 điểm: Đây là nhóm doanh nghiệp có mức xếp hạng
cao nhất, khả năng hoàn trả khoản vay của doanh nghiệp được xếp hạng này là đặc biệt tốt.
Hạng AA từ 80 điểm đến 90 điểm: Doanh nghiệp xếp hạng AA có khả năng trả nợ
không kém nhiều so với doanh nghiệp được xếp hạng AAA. Khả năng hoàn trả khoản vay của doanh nghiệp là rất tốt.
Hạng A từ 75 điểm đến dưới 80 điểm: Doanh nghiệp xếp hạng A có thể có nhiều
khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế các doanh nghiệp được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt.
Nhóm 2 bao gồm: Hạng BBB, BB (từ 65 điểm đến 75 điểm)
Hạng BBB từ 70 điểm đến 75 điểm: Doanh nghiệp xếp hạng BBB hoàn toàn có
đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng làm suy giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Hạng BB từ 65 điểm đến dưới 70 điểm: Doanh nghiệp xếp hạng BB ít có nguy cơ
mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. tuy nhiên doanh nghiệp này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Nhóm 3 bao gồm: Hạng B, CCC, CC (từ 53 đến dƣới 65 điểm)
Hạng B từ 60 đến dưới 65 điểm: Doanh nghiệp xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất
khả năng trả nợ nhiều hơn các doanh nghiệp nhóm BB. Tuy nhiên hiện thời doanh nghiệp vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của doanh nghiệp.
Hạng CCC từ 56 điểm đến dưới 60 điểm và CC từ 53 đến dưới 56 điểm: Doanh
nghiệp xếp hạng CCC, CC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ; khả năng trả nợ của doanh nghiệp phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, doanh nghiệp có nhiều khả năng không trả được nợ.
Nhóm 4 bao gồm: Hạng C (từ 45 điểm đến dƣới 53 điểm): Doanh nghiệp xếp
hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của doanh nghiệp vẫn đang được duy trì,…
Nhóm 5 bao gồm: Hạng D (dƣới 45 điểm): Khách hàng xếp hạng D khi hiện thời
mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra. VPBank không thực hiện xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động chưa đủ năm và chưa có BCTC; hoặc doanh nghiệp mới thành lập đã có BCTC nhưng không có số đầu kỳ; doanh nghiệp mới thành lập đến VPBank vay vốn để thực hiện một hay nhiều dự án đầu tư, các dự án này đều trong giai đoạn triển khai xây dựng, chưa đi vào hoạt động.
Đối với nguồn nhập liệu đầu vào cho mô hình chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp được cung cấp trong quá trình thu thập thông tin của CBTD và do doanh nghiệp cung cấp. Hệ thống này hoạt động trên phần mềm hệ thống vì vậy quy trình thực hiện không quá phức tạp; cán bộ phân tích chỉ cần nhập các thông tin, số liệu đầu vào theo yêu cầu và làm theo các chỉ dẫn trong phần mềm là có thể đưa ra được kết quả tín nhiệm về doanh nghiệp. Mô hình này khi được quản trị tập trung từ đầu nguồn (khâu nhập liệu) sẽ giúp đẩy nhanh quy trình CVDN (đặc biệt đối với đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ); giúp việc ra đưa quyết định khách quan, thống nhất và nhất quán
74
đối với tất cả các khách hàng. Khi tích tụ đủ số liệu, có thể thực hiện tính xác suất vỡ nợ, làm cơ sở áp dụng Hiệp ước vốn Basel II.
Bảng 2.9. Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại VPBank Hạng tín
dụng Số điểm Độ rủi ro Quyết định cấp tín dụng
AAA 90 – 100 Thấp Ưu tiên khuyến khích cấp tín dụng. VPBank đáp ứng tối đa, kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở đảm các các tỷ lệ giới hạn an toàn theo quy định của Pháp luật và VPBank
AA 80 – dưới 90 Thấp
A
75 – dưới 80
Thấp
VPBank đáp ứng tối đa, kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở đảm các các tỷ lệ giới hạn an toàn theo quy định của Pháp luật và VPBank
BBB 70 – dưới 75 Trung bình
Chỉ cho vay đối với các doanh nghiệp đang có dư nợ tại VPBank, đồng thời chưa có nợ xấu tại VPBank và các tổ chức tín dụng khác trong vòng 1 năm, tính đến thời điểm phê duyệt cấp tín dụng.
VPBank định hướng giảm dần dư nợ đối với doanh nghiệp này.
BB 65 – dưới 70
Cao
VPBank chỉ cấp tín dụng với nhu cầu thực sự hợp lý nhằm đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho VPBank và thu dần nợ vay từ các doanh nghiệp này.
Hạn chế cho vay đến mức tối đa đối với nhóm doanh nghiệp này.
Trong quá trình sử dụng vốn vay, nếu có những biểu hiện bất thường trong hoạt động như sụt giảm doanh thu, lợi nhuận,… hoặc có nhiều biến động về thị trường và lĩnh vực doanh nghiệp kinh doanh thì VPBank sẽ xem xét việc bổ sung các điều kiện về bảo đảm tiền vay, lãi suất cho vay, phí. Đồng thời dừng việc cấp tín dụng. B 60 – dưới 65 CCC 56 – dưới 60 CC 53 – dưới 56 C 45 – dưới 53 D 20 – dưới 45
(Nguồn: VPBank (năm 2013), Cẩm nang tín dụng)
Nhận xét: Đánh giá xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp giúp cho công tác đo lường rủi ro CVDN của VPBank trở nên hiệu quả hơn. Điều này được chứng minh thông qua sự biến động tích cực của các chỉ tiêu như tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu CVDN trên tổng dư nợ CVDN; hệ số an toàn vốn tối thiểu,… Như vậy, trong giai đoạn năm 2012 –
2013, công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp của VPBank đã có nhiều cải thiện hơn so với những năm trước đó, nhưng vẫn còn tồn tại một vài hạn chế như tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức cao hơn 5%; tỷ lệ nợ xấu luôn cao sát ngưỡng 3%; vòng quay vốn cho vay doanh nghiệp giảm dần,…
(3) Mô hình 5C và 5P: Ngoài các phương pháp định lượng, VPBank còn kết hợp
một số phương pháp định tính để đo lường rủi ro CVDN, thường sử dụng nhất là mô hình 5C, 5P.
Mô hình 5C: VPBank sử dụng năm yếu tố sau để phân tích mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp: Character, Capital, Capacity, Collateral, Cycle condition.
Phương pháp 5C giúp cho ngân hàng phân loại các mức độ rủi ro của khách hàng để tiến hành cho vay với mức lãi suất và thời hạn cho vay phù hợp; đồng thời tiến hành quản lý khoản cho vay hợp lý.
Mô hình 5P: VPBank dùng năm yếu tố sau trong phân tích CVDN: People, Purpose, Payment, Protection, Perspective. Năm yếu tố này tượng trưng cho bản chất doanh nghiệp, mục đích sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả, bảo đảm tiền vay, rủi ro có phù hợp với lợi ích mà VPBank thu được từ khoản cho vay doanh nghiệp.
Phương pháp định tính đo lường rủi ro CVDN mà VPBank áp dụng đã tận dụng được những kinh nghiệm nghề nghiệp, khả năng nhạy cảm với những rủi ro của đội ngũ CBTD lâu năm. Đối với những doanh nghiệp có nhiều chiêu thức che giấu điểm xấu trong năng lực pháp lý, tài chính cũng như quản lý tổ chức doanh nghiệp; CBTD lâu năm có thể sử dụng giác quan nhạy bén và kinh nghiệm xử lý của mình để phát hiện ra những điểm bất ổn, chứa đựng nhiều rủi ro cho khoản vay. Từ đó, CBTD có biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong CVDN. Điều này có thể được giải thích thông qua sự biến động tích cực của các chỉ tiêu qua giai đoạn năm 2012 – 2014. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trên tổng dư nợ CVDN có xu hướng giảm; hệ số an toàn vốn tối thiểu tăng.
Nhận xét: Nhìn chung, VPBank đã kết hợp giữa hai phương pháp đo lường định lượng và định tính để tận dụng tối đa được ưu điểm của cả hai phương pháp. Sự kết hợp này đã đem lại một vài kết quả tốt, được phản ánh qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay doanh nghiệp tại VPBank. Đồng thời, thể hiện công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp của VPBank đã đạt hiệu quả hơn so với những năm trước. Điều này được thể hiện thông qua xu hướng giảm xuống của tỷ lệ nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp, sự tăng lên của hệ số an toàn vốn tối thiểu. Tuy nhiên, công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp của VPBank giai đoạn qua vẫn còn tồn tại những hạn chế,