Đánh giá công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam Thịnh Vượng (Trang 79 - 85)

TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Bảng 2.10. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro của VPBank

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2012 Năm Năm 2013 Năm 2014 1. Doanh số CVDN Tỷ đồng 19.137 29.524 36.526 2. Doanh số thu nợ CVDN Tỷ đồng 26.062 19.162 12.926 3. Dư nợ CVDN Tỷ đồng 19.162 29.524 53.124 4. Tỷ lệ nợ quá hạn CVDN % 10,66 7,51 7,02 5. Tỷ lệ nợ xấu CVDN % 2,72 2,81 2,54

6. Dư nợ xấu CVDN/Dư nợ quá hạn

CVDN % 25,51 37,39 36,20

7. Vòng quay vốn CVDN Lần 1,66 0,79 0,31

8. Dự phòng rủi ro CVDN phải trích Tỷ đồng 297 742 855 9. Hệ số an toàn vốn tối thiểu (Car) % 12,51 12,50 13,71

(Nguồn: Tự tổng hợp) 2.3.5.1. Kết quả đạt được

Dựa trên những phân tích trong bài về doanh số CVDN và dư nợ CVDN của VPBank trong giai đoạn năm 2012 – 2014, có thể thấy các chỉ tiêu này đang tăng lên rất nhiều so với những năm trước đó và so với toàn ngành ngân hàng. Những con số này cho thấy VPBank đã vượt mục tiêu đề ra trong giai đoạn năm 2012 – 2014. Xét trong phạm vi có quy mô vốn gần bằng nhau, VPBank tăng trưởng doanh số, dư nợ CVDN cao hơn một số đối thủ cạnh tranh.

Tỷ lệ nợ quá hạn CVDN/ Tổng dƣ nợ CVDN: Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 đồng vốn ngân hàng cho doanh nghiệp vay thì có bao nhiêu đồng nợ quá hạn. Tại VPBank, chỉ tiêu này qua các năm 2012 – 2014 lần lượt là 10,66%; 7,51%; 7,02%. Những con số này đang có xu hướng giảm cho thấy dấu hiệu VPBank đang nỗ lực cải thiện công tác thu hồi nợ và quản trị rủi ro CVDN để nâng cao chất lượng CVDN.

Tỷ lệ nợ xấu CVDN/ Tổng dƣ nợ CVDN: Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 đồng vốn ngân hàng cho doanh nghiệp vay thì có bao nhiêu đồng nợ xấu. Tại VPBank, chỉ tiêu này qua các năm 2012 – 2014 lần lượt là 2,72%; 2,81%; 2,54%. Có thể so sánh với đối thủ cạnh tranh của VPBank như Seabank, tỷ lệ nợ xấu CVDN của ngân hàng

80

này ở mức cao hơn so với VPBank, cụ thể chỉ tiêu này qua các năm là 2,98%; 2,84%; 2,71%. Như đã phân tích, tốc độ phát triển của hoạt động CVDN của Seabank luôn đạt mức cao nhưng tỷ lệ nợ xấu CVDN cũng ở mức cao hơn so với VPBank. Vì vậy có thể thấy, VPBank đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản trị rủi ro CVDN để kiểm soát và làm giảm tỷ lệ nợ xấu CVDN.

Vòng quay vốn CVDN: Tại VPBank, chỉ tiêu này qua các năm 2012 – 2014 lần lượt là 1,66; 0,79; 0,31. Nhìn chung, vòng quay vốn CVDN của VPBank có xu hướng giảm; có thể thấy VPBank đang chuyển dịch từ CVDN ngắn hạn sang trung và dài hạn. Xét trên góc độ rủi ro CVDN thì VPBank đang dần chuyển sang kinh doanh mạo hiểm; chấp nhận rủi ro cao với mức lợi ích cao hơn.

Hệ số an toàn vốn tối thiểu (Car): Là một chỉ tiêu an toàn trong hoạt động ngân hàng, được quy định rõ trong Hiệp ước vốn Basel. Theo quy định của NHNN Việt Nam, chỉ tiêu này phải đạt ít nhất 9%. Tại VPBank, trong giai đoạn năm 2012 – 2014 chỉ tiêu này lần lượt là 12,51%; 12,50%; 13,71%. Tỷ lệ này của các ngân hàng TMCP ở mức cao, bình quân trên 12%. Chẳng hạn như hệ số này của Seabank đạt mức 15,5%; 14,29% trong các năm 2012, 2013. Từ những con số này cho thấy VPBank có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở mức cao bình quân và có xu hướng gia tăng. Đây được cho là tín hiệu tốt đối với sự an toàn trong hoạt động kinh doanh, cũng như trong công tác quản trị rủi ro CVDN của VPBank.

2.3.5.2. Hạn chế còn tồn tại

Doanh số CVDN và dư nợ CVDN của VPBank vẫn còn đi sau những ngân hàng đang phát triển mạnh mẽ về hoạt động CVDN như Seabank; Ngân hàng này có tốc độ tăng trưởng doanh số CVDN và dư nợ CVDN luôn đạt ở mức rất cao, trong giai đoạn năm 2012 – 2014 đều tăng hơn 100%.

Bên cạnh sự tăng trưởng cao của doanh số CVDN thì doanh số thu nợ CVDN của VPBank giảm dần qua các năm. Điều này phản ánh công tác thu hồi nợ không theo kịp với tốc độ gia tăng doanh số CVDN của VPBank. Theo báo cáo cho biết, từ năm 2013 VPBank bắt đầu tập trung, chuyên môn hóa công tác thu hồi nợ; giải phóng cho các đơn vị kinh doanh khỏi công tác này để tập trung phát triển kinh doanh. Do mới bắt đầu chiến lược chưa lâu nên công tác thu hồi nợ CVDN vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn so với những năm trước. Do vậy, VPBank chưa đạt được mục tiêu đặt ra về doanh số thu nợ CVDN trong giai đoạn năm 2012 – 2014. Chỉ tiêu này không chỉ thấp đối với VPBank mà còn đối với các đối thủ cạnh tranh khác. Có thể thấy Seabank có tốc độ gia tăng doanh số CVDN rất lớn nhưng doanh số thu nợ CVDN lại không cao.

Tỷ lệ nợ quá hạn CVDN/ Tổng dƣ nợ CVDN: Tại VPBank, chỉ tiêu này qua các

CVDN tốt nhất là ở mức ≤ 5%; vì vậy VPBank đã vượt ngưỡng này. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ CVDN và quản trị rủi ro CVDN của VPBank vẫn chưa tốt. Nợ quá hạn giảm xuống chủ yếu do dự phòng rủi ro, điều này thể hiện sự yếu kém trong khả năng thẩm định, đánh giá rủi ro rủi ro của khách hàng, cùng những yếu kém trong năng lực của CBTD.

Tỷ lệ nợ xấu CVDN/ Tổng dƣ nợ CVDN: Tại VPBank, chỉ tiêu này qua các năm

2012 – 2014 lần lượt là 2,72%; 2,81%; 2,54%. Tuy tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát dưới mức 3%, nhưng vẫn luôn ở mức sát ngưỡng và xu hướng biến động chưa được rõ ràng. Điều này đã cho thấy những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro CVDN của VPBank. Với việc phân loại nợ theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 đã phản ánh đúng bản chất của những khoản nợ thông qua cơ chế hạ bậc đối với những khoản nợ còn trong hạn theo những khoản nợ quá hạn của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phân loại nợ cũng mới chỉ dừng lại ở việc phân loại theo tình trạng của khoản nợ, chưa phân loại trên cơ sở đánh giá rủi ro của khách hàng, đây sẽ vẫn là hạn chế thể hiện chất lượng dư nợ thực sự của VPBank.

Dƣ nợ xấu CVDN/ Dƣ nợ quá hạn CVDN: Tại VPBank, tỷ lệ này qua các năm 2012 – 2014 lần lượt là 25,51%; 37,39%; 36,20%. Những con số này cho thấy, tỷ lệ nợ xấu trong nợ quá hạn CVDN của VPBank tăng vào năm 2013 và giảm nhẹ vào năm 2014. Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ không có khả năng thu hồi khoản CVDN là khá cao và có xu hướng tăng qua các năm.

Vòng quay vốn CVDN: Tại VPBank, chỉ tiêu này qua các năm 2012 – 2014 lần lượt là 1,66; 0,79; 0,31. Những con số này không chỉ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu CVDN theo thời hạn cho vay của VPBank, mà còn thể hiện công tác thu hồi nợ CVDN của VPBank chưa hiệu quả hay công tác quản trị rủi ro CVDN còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh những chỉ tiêu định lượng để đánh giá công tác quản trị rủi ro CVDN của VPBank giai đoạn năm 2012 – 2014 như trên; thực trạng còn cho thấy công tác đo lường và kiểm soát rủi ro chưa đi vào thực chất. Mặc dù VPBank đã tiến hành chấm điểm và xếp hạng tín nhiệm khách hàng theo quy định của quốc tế và Việt Nam, nhưng hệ thống chấm điểm tín dụng vẫn tồn tại một số bất lợi. Hệ thống không thể phát hiện ra những giả mạo hoặc diễn giải sai; trường hợp này nếu CBTD xảy ra rủi ro đạo đức vẫn có thể chấp nhận kết quả và trình ban lãnh đạo VPBank vẫn có thể đưa ra quyết định cho vay đối với đối tượng doanh nghiệp này. Trong nhiều trường hợp, CBTD có thể xem lại những hồ sơ đề nghị vay vốn bị từ chối, và có thể đảo ngược quyết định về điểm số, do hệ thống không chặt chẽ và có thể do hệ thống đã giảm giá trị. Các quyết định của VPBank liên quan đến cả số điểm áp dụng cho mỗi tiêu chí và tổng điểm yêu cầu tối thiểu để được cấp tín dụng (điểm cắt) không được ít hơn số điểm

82

tối đa (tối ưu), dẫn đến việc từ chối nhiều trường hợp khách hàng tốt hoặc phê duyệt nhiều trường hợp xấu. Chấm điểm tín dụng không có tính đặc thù; không hiệu quả đối với những doanh nghiệp vay vốn có sự khác biệt theo một cách nào đó, dẫn đến việc doanh nghiệp vay vốn phải chấp nhận một hợp đồng tín dụng phù hợp với một nhóm đối tượng doanh nghiệp, nhưng không thực sự phù hợp với các nhu cầu của doanh nghiệp vay vốn.

2.3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân khách quan:

Môi trường kinh tế trong nước: Kinh tế Việt Nam giai đoạn năm 2012 – 2014 có

nhiều biến chuyển tích cực, đồng nội tệ được duy trì ổn định; dự trữ ngoại tệ tăng; tài khoản thanh toán được bảo đảm cân đối, quan trọng nhất là lạm phát giảm và lãi suất cũng giảm xuống đáng kể. Bên cạnh đó, vẫn còn những yếu tố tiêu cực như nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc lâm vào tình trạng khó khăn, đặc biệt là nhóm SME. Chính điều này đã gây khó khăn cho công tác quản trị rủi ro CVDN của VPBank.

Vai trò giám sát của cơ quan quản lý ngân hàng: Do sự thay đổi về các Thông tư,

Quyết định phân loại nợ của NHNN nhằm siết chặt các quy định về phân loại nợ đã khiến cho các khoản nợ giảm chất lượng khi phải chuyển nhóm nợ nếu có 1 khoản nợ bị chuyển sang nợ quá hạn hay nợ xấu của cùng một doanh nghiệp. Điều này làm gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu CVDN của VPBank.

Sự phát triển của thị trường tài chính trong nước: Thị trường tài chính Việt Nam

giai đoạn năm 2012 – 2014 vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Chính vì vậy, những diễn biến không ổn định của thị trường tài chính trong nước đã ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản trị rủi ro CVDN tại VPBank.

Sự phát triển và hỗ trợ của các kênh cung cấp thông tin về khách hàng: Các kênh cung cấp thông tin về doanh nghiệp hiện nay khá đa dạng nhưng chất lượng không được kiểm soát chặt chẽ. Chính vì vậy, đã tạo nhiễu cho VPBank trong quá trình thu thập và xử lý thông tin đầu vào của doanh nghiệp; gây suy giảm hiệu quả của công tác quản trị rủi ro CVDN.

Sự hoàn thiện của hệ thống pháp lý: Sự thay đổi của những văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng với tần suất cao, khiến cho VPBank cũng như các ngân hàng khác chưa thể thích nghi ngay với những quy định đó. Điều này gây rối nhiễu trong việc xác định mục tiêu quản trị cũng như các công việc trong hoạt động quản lý rủi ro CVDN của VPBank.

Xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế từ nhiều năm qua, vì vậy thị trường ngân hàng trở nên sôi động hơn.

Tuy nhiên, chính điều này gây ra áp lực cho VPBank trong việc gia tăng cạnh tranh đối với các đối thủ trong nước và nước ngoài. Điều này dễ dẫn đến những rủi ro trong quá trình CVDN vì mục đích gia tăng năng lực cạnh tranh.

Nguyên nhân chủ quan:

Các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng:

Trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng các cấp:

Tại VPBank, đội ngũ ban lãnh đạo luôn đưa ra những chiến lược, chính sách nhằm hạn chế tối đa rủi ro, vì mục tiêu kinh doanh an toàn. Vì vậy, công tác quản trị rủi ro CVDN chủ yếu phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên ngân hàng và đặc biệt là CBTD. Một số trong đội ngũ này do còn quá trẻ, và chưa có nhiều kinh nghiệm nên khả năng đánh giá các rủi ro liên quan tới từng đối tượng doanh nghiệp là rất kém.

Bên cạnh đó, một bộ cán bộ ngân hàng vi phạm đạo đức nghề nghiệp do bị cám dỗ bởi các lợi ích cá nhân nên gây ra rủi ro tác nghiệp và những hậu quả to lớn đối với VPBank.

Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng: VPBank bắt đầu tập

trung thành lập bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ năm 2012 vì vậy vẫn còn nhiều lỗ hổng trong khâu tổ chức, và đang dần được hoàn thiện hơn. Chính điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của công tác nhận diện, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro CVDN của VPBank giai đoạn năm 2012 – 2014.

Công nghệ ngân hàng trong quản trị rủi ro CVDN: Công nghệ ngân hàng của

VPBank nhằm phục vụ cho quản trị rủi ro CVDN đã được cải tiến nhiều, tuy nhiên đang trong quá trình hoàn thiện hơn nữa.

Quy trình và chính sách CVDN: Tại VPBank, quy trình và chính sách CVDN khá

hợp lý và chặt chẽ; tuy nhiên việc tuân thủ áp dụng lại phụ thuộc vào CBTD.

Tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng: Nhìn chung hệ thống

kiểm soát nội bộ của VPBank vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả, điều này gây khó khăn trong công tác quản trị rủi ro CVDN.

Thực thi đồng bộ và liên kết giữa các cấp, phòng ban: Theo quy định tại VPBank

mọi hoạt động đều được thực thi đồng bộ từ Hội sở đến các đơn vị kinh doanh, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, có những sai lệch dẫn đến rủi ro trong quá trình CVDN cũng như ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro CVDN.

Khả năng lập kế hoạch, thiết kế danh mục cho vay: VPBank tập trung cho vay

SME và chuyển dần sang cho vay trung và dài hạn. Điều này là nguy cơ dẫn đến nhiều rủi ro cho VPBank và đòi hỏi VPBank phải thực sự nỗ lực nhiều hơn nữa trong công

84

tác quản trị rủi ro CVDN để ngân hàng có thể phát triển hoạt động CVDN theo hướng đi này mà vẫn bảo đảm được an toàn.

Năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh trên thị trường: VPBank có vốn điều lệ

năm 2014 là 6.347 tỷ đồng và tổng tài sản hợp nhất của ngân hàng đạt 163.241 tỷ đồng. VPBank là ngân hàng TMCP có quy mô vốn ở mức cao trung bình. Với năng lực tài chính như vậy, VPBank có thể thực hiện hoạt động CVDN mạo hiểm, nhưng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để CVDN trong trung và dài hạn đều trong phạm vi kiểm soát là dưới 30%.

Các nhân tố chủ quan từ phía doanh nghiệp nhận vốn:

Nhu cầu vốn và thái độ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc sử dụng và trả nợ ngân hàng: Những doanh nghiệp được chấp nhận vay vốn tại VPBank đều có nhu

cầu chính đáng, phù hợp và sử dụng khoản vay đúng mục đích, có thiện chí trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng vốn vay, một số doanh nghiệp vì lý do khách quan hay chủ quan đã gặp khó khăn trong kinh doanh, hay thay đổi mục đích sử dụng vốn vay. Chính điều này gây khó khăn cho CBTD trong công tác kiểm tra, giám sát và xử lý khoản vay; làm suy giảm hiệu quả chung của công tác quản trị rủi ro CVDN tại VPBank.

Các đặc điểm của khách hàng về lĩnh vực ngành nghề, quy mô, năng lực tài chính:

Đối tượng khách hàng doanh nghiệp của VPBank khá đa dạng về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, vì vậy việc kiểm soát khoản vay cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp là rất phức tạp. Hơn nữa, phần lớn các doanh nghiệp vay vốn mà VPBank chú trọng là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, vì vậy những thay đổi về năng lực tài chính của doanh nghiệp không được cập nhật trên các nguồn thông tin phổ biến mà

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam Thịnh Vượng (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)