CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LXMKD HỞ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và huyết học của bệnh lơ xê mi kinh dòng hạt giai đoạn tăng tốc (Trang 35 - 37)

Ở Việt Nam , đã có nhiều nghiên cứu về bệnh LXMKDH , chủ yếu tập trung tìm hiểu đặc điểm dịch tễ học của bệnh và mô tả các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cũng như các tài liệu tổng quan về chẩn đoán về LXM nói chung và LXMKDH nói riêng [13],[16],[18],[19],[20],[21],[22], [23],[24].

Các nghiên cứu ở nước ta cho thấy LXMKDH là 1 bệnh ác tính hệ tạo máu khá thường gặp. Theo Bạch Quốc Tuyên , từ 1982-1986 đã gặp 77 bệnh nhân LXMKDH trong số 187 bệnh nhân LXM tại bệnh viện Bạch Mai [8]. Trần Văn Bé thấy rằng LXMKDH chiếm tỷ lệ 5,73% trong tổng số các bệnh máu và 82,63% trong các bệnh thuộc hội chứng tăng sinh tủy ác tính [16]. Theo Lê Quế và Nguyễn Anh Trí , LXMKDH chiếm tỷ lệ 9,84% các bệnh hệ tạo máu [25]. Theo Nguyễn Thị Minh An , LXMKDH chiếm tỷ lệ 23,91% trong các bệnh LXM và 5,36% các bệnh hệ tạo máu [10],[14]. Theo Trần Thị Minh Hương , LXMKDH chiếm 71,4 % trong các bệnh thuộc hội chứng tăng sinh tủy ác tính [27].

Một số đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của LXMKDH cũng được mô tả trong các nghiên cứu của tác giả Việt Nam. Nguyễn Thị Minh An (1990) đã tổng kết các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm của LXMKDH, trong đó cho thấy một số triệu chứng điển hình cho bệnh này là lách to , gan to, thiếu máu , tắc mạch [19]. Nguyễn Thị Quỳnh Nga mô tả chi tiết tắc tĩnh mạch dương vật trên 2 bệnh nhân LXMKDH giai đoạn mạn tính và diễn biến lâm sàng trong quá trình điều trị [11]. Theo Phạm Quang Vinh , có khoảng 90-98% bệnh nhân LXMKDH có NST Ph1 dương tính [28],[29].

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và huyết học của bệnh lơ xê mi kinh dòng hạt giai đoạn tăng tốc (Trang 35 - 37)