TRANH CHẤP VỀ VIỆC GIAO HÀNG SAI QUY CÁCH TRONG HỢP ĐỒNG MUA THÉP PHẾ LIỆU

Một phần của tài liệu 50 phán quyết trọng tài trong môn luật (Trang 64 - 67)

5. Bị đơn phải bồi thường cho Nguyên đơn tiền lưu kho 357,15USD mà Nguyên đơn đã trả thay cho Bị đơn cộng với tiền lãi;

TRANH CHẤP VỀ VIỆC GIAO HÀNG SAI QUY CÁCH TRONG HỢP ĐỒNG MUA THÉP PHẾ LIỆU

TRONG HỢP ĐỒNG MUA THÉP PHẾ LIỆU Các bên:

Nguyên đơn : Người mua Việt Nam Bị đơn : Người bán Nhật Bản

Các vấn đề được đề cập:

 Thẩm quyền xét xử của trọng tài

 Giao hàng sai quy cách theo thoả thuận với người uỷ thác nhập khẩu (người thứ ba) sau khi hợp đồng xuất nhập khẩu đã được ký có bị coi là vi phạm hợp đồng không?

Tóm tắt vụ việc:

Nguyên đơn ký hợp đồng mua của Bị đơn 4000 MT thép phế liệu. Hợp đồng quy định số lượng và phẩm chất thép phế liệu thực tế sẽ căn cứ vào biên bản giám định của NKKK (công ty giám định Nhật bản) tại cảng xếp hàng và biên bản giám định của Vinacontrol (công ty giám định Việt nam) tại cảng dỡ hàng. Trong trường hợp dung sai vượt quá ± 5% so với tỷ lệ kích cỡ đã quy định trong hợp đồng theo biên bản giám định của Vinacontrol và NKKK (như điều 1 Hợp đồng đã ghi) thì phần hàng có tỷ lệ vượt quá đó được trả theo giá 50 USD/MT.

Bị đơn đã tiến hành giao cho Nguyên đơn 4.018 MT thép phế liệu. Biên bản giám định của Vinacontrol tại cảng dỡ hàng kết luận:

 Độ dày lớn hơn 40mm: 570 MT  Độ dày từ 20mm đến 40mm

 Chiều dài từ 2.000mm đến 3.000mm: 925 MT  Chiều dài lớn hơn 3.000mm: 180 MT

 Độ dày từ 6mm đến 19mm: 1.220 MT  Chiều rộng nhỏ hơn 100mm: 1.123 MT

Như vậy, so với qui định về phẩm chất hàng hoá theo Hợp đồng thì một phần khối lượng thép được giao không đúng loại quy định hoặc vượt quá tỷ lệ quy định của hợp đồng, cụ thể:

 Độ dày lớn hơn 40mm (hợp đồng không cho phép): 570 MT  Độ dày từ 20mm đến 40mm

 Chiều dài từ 2.000mm đến 3.000mm: 325 MT

 Chiều dài lớn hơn 3.000mm (hợp đồng không cho phép): 180 MT  Chiều rộng nhỏ hơn 100mm (hợp đồng không cho phép): 1.123 MT

Tổng cộng số lượng hàng sai tỷ lệ kích cỡ là 2.198 MT

Trong khi đó, dung sai cho phép theo hợp đồng là 5%: 4.018,581 × 5% = 200,929 MT

Theo quy định của hợp đồng số thép này được tính theo giá 50USD/MT thay cho giá hợp đồng 137 USD/MT. Số lượng thép Bị đơn giao đúng theo quy định của hợp đồng là:

4.018 MT - 1.997,071 MT = 2.020,929 MT

Số tiền mà Nguyên đơn phải trả theo kết quả giám định thực tế của Vinacontrol là: 1.997,071 MT × 50 USD/MT = 99.853,55 USD

2.020,929 MT × 137 USD/MT = 276.876,27 USD Cộng = 376.720,82 USD

Vì Nguyên đơn đã trả cho Bị đơn tổng số tiền hàng là 561.152 USD nên Bị đơn phải hoàn trả lại cho Nguyên đơn số tiền: 561.152 USD - 376.720,82 USD = 184.431,18 USD

Vì bị đơn từ chối không hoàn lại số tiền nói trên nên Nguyên đơn đã kiện Bị đơn ra trọng tài đòi số tiền này. Trong Bản giải trình, Bị đơn trình bày như sau:

Hợp đồng mua bán thép giữa Nguyên đơn và Bị đơn thực chất là trên cơ sở uỷ thác nhập khẩu của Công ty X Việt Nam cho Nguyên đơn. Và vì Công ty X mới thực chất là người có nhu cầu mua số thép phế liệu nói trên để cán lại nên trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, Bị đơn đã thương lượng trực tiếp với Công ty X và giao hàng theo hướng dẫn của Công ty X.

Trên thực tế, số thép được giao mà Nguyên đơn coi là “không đúng tiêu chuẩn” lại đắt hơn loại hàng quy định trong hợp đồng, cho nên Công ty X đã quyết định nhận lô hàng này trên cơ sở thoả thuận giữa Công ty X và Bị đơn. Vì thế, Nguyên đơn không có lý do gì để khiếu nại về việc này.

Về phần mình, Nguyên đơn lập luận:

Nguyên đơn không hề biết việc thương lượng và thoả thuận giữa Bị đơn và Công ty X, đồng thời Nguyên đơn không nhận được bất kỳ một thông báo nào của Bị đơn và Công ty X.

Nguyên đơn khởi kiện Bị đơn là căn cứ vào Hợp đồng mua bán ký kết giữa Nguyên đơn và Bị đơn. Hợp đồng này không liên quan gì đến công ty X như trình bày của Bị đơn.

Phán quyết của trọng tài:

1. Về thẩm quyền xét xử của trọng tài:

Điều khoản trọng tài trong Hợp đồng quy định: trong trường hợp hai bên không giải quyết được tranh chấp bằng thương lượng thì sự việc được đưa ra Trung tâm trọng tài quốc tế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, quyết định của trọng tài là cuối cùng đối với hai bên.

Theo qui định về tổ chức hiện nay, bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ có duy nhất một Trung tâm trọng tài quốc tế đó là Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, vì vậy Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thẩm quyền xét xử tranh chấp này.

Mặt khác, sau khi có thông báo về đơn kiện của Nguyên đơn, Bị đơn gửi văn thư cho Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam trình bày quan điểm của mình về đơn kiện. Như vậy, Bị đơn và Nguyên đơn đã chấp nhận thẩm quyền xét xử của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong vụ việc này.

2. Về hàng được giao sai tỷ lệ kích cỡ so với quy định của hợp đồng:

Biên bản giám định tại cảng bốc hàng của NKKK kết luận số thép được giao có tiêu chuẩn phù hợp với qui định của hợp đồng với tỷ lệ sai lệch trong phạm vi dung sai cho phép. Trong khi đó, biên bản giám định ở cảng dỡ hàng do Vinacontrol cấp lại có kết luận khác (2.198 MT được giao sai kích cỡ). Bị đơn không có phản đối gì về biên bản giám định này (trong bản giải trình gửi cho trọng tài, Bị đơn còn thừa nhận là lô hàng này “thiếu tiêu chuẩn”). Như vậy, dù biên bản giám định có đánh giá khác nhau về chất lượng hàng hoá nhưng có thể kết luận là Nguyên đơn và Bị đơn đều thừa nhận việc giao hàng sai qui cách. Giao hàng sai tỷ lệ kích cỡ thì Bị đơn phải chịu trách nhiệm trước Nguyên đơn.

Uỷ ban trọng tài không chấp nhận lý do có liên quan đến công ty X mà Bị đơn nêu trong bản giải trình bởi việc Bị đơn giao hàng là theo hợp đồng ký kết với Nguyên đơn chứ không phải với công ty X. Công ty X không phải là một bên của hợp đồng nên không có tư cách để tiến hành thương lượng với Bị đơn về việc thực hiện Hợp đồng. Vì vậy, mọi thoả thuận giữa Bị đơn và người thứ ba không có giá trị ràng buộc đối với Nguyên đơn và càng không có giá trị sửa đổi bổ sung điều khoản của hợp đồng về kích cỡ của hàng hoá.

Nguyên đơn đã xuất trình cho trọng tài hai văn thư của Bị đơn trong đó Bị đơn từ chối hoàn trả lại một phần tiền hàng với lý do nhà cung cấp số thép đó cho Bị đơn đã từ chối trả tiền bồi thường. Số tiền mà Nguyên đơn đòi là quá lớn và để tránh nguy cơ phá sản, Bị đơn không thể trả tiền cho Nguyên đơn được. Lý do này không thể chấp nhận được bởi Bị đơn đã tham gia ký kết hợp đồng thì phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó. Khó khăn về tài chính không thể được coi là một nguyên nhân để miễn cho Bị đơn khỏi trách nhiệm trước Nguyên đơn.

3. Về số tiền phải hoàn trả:

Cách tính số tiền hoàn trả của Nguyên đơn hoàn toàn phù hợp với qui định tại Hợp đồng. Vì vậy, trọng tài quyết định buộc Bị đơn phải hoàn trả cho Nguyên đơn (người nhập khẩu) 184.405,12 USD.

Bình luận và lưu ý:

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, uỷ thác xuất nhập khẩu là một việc làm phổ biến, đặc biệt trong các trường hợp đơn vị có nhu cầu nhập khẩu/xuất khẩu hàng hoá không được phép nhập khẩu/xuất khẩu trực tiếp. Tuy nhiên, cần lưu ý là trong uỷ thác nhập khẩu/xuất khẩu, người nhận uỷ thác là người trực tiếp ký hợp đồng xuất nhập khẩu (hợp đồng mua bán với đối tác nước ngoài) và là một bên của hợp đồng này. Người uỷ thác không phải là một bên của hợp đồng nên không có quyền tham gia vào việc điều chỉnh hay sửa đổi hợp đồng. Do đó, nếu có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng xuất nhập khẩu, các bên không thể viện dẫn đến người uỷ thác nhập khẩu để làm căn cứ miễn trách cho mình.

Khi ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu, đặc biệt trong trường hợp có uỷ thác xuất nhập khẩu, nên xác định và ghi rõ tên của các bên trong hợp đồng để tránh những tranh chấp không đáng có sau này liên quan đến chủ thể của hợp đồng.

PHÁN QUYẾT SỐ 23

Một phần của tài liệu 50 phán quyết trọng tài trong môn luật (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w