TRANH CHẤP DO KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRONG HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu 50 phán quyết trọng tài trong môn luật (Trang 111 - 116)

B. Về đơn kiện lại:

TRANH CHẤP DO KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRONG HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

TRONG HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

Các bên:

Nguyên đơn : Nhà thầu Đan Mạch Bị đơn : Nhà thầu lại Ai Cập

Các vấn đề được đề cập:

 Nơi tiến hành tố tụng trọng tài  Trật tự công cộng

 Các nội dung của điều khoản trọng tài  Các quá trình tố tụng tiến hành song song  Trì hoãn thực hiện hợp đồng

 Chấm dứt hợp đồng  Tính toán các thiệt hại

 Người thuê tự mình hoàn thành nốt công việc  Sửa đổi đơn kiện

 Lãi suất

Tóm tắt vụ việc:

Ngày 26 tháng 3 năm 1983 Nguyên đơn ký hợp đồng với chủ dự án người Ai Cập xây dựng một lò mổ gia súc ở Ai Cập. Ngày 9 tháng 3 năm 1983, Nguyên đơn ký hợp đồng thầu lại với Bị đơn, một công ty Ai Cập khác. Hợp đồng này, sau đó được sửa đổi, có chứa một điều khoản trọng tài. Công ty Ai Cập thoả thuận sẽ xây mười khu nhà và các công trình phụ khác.

Sau khi phát sinh tranh chấp về việc Bị đơn trì hoãn thực hiện công việc, vào cuối tháng 1 năm 1985 Nguyên đơn đã thực hiện thêm phần công việc của mình theo qui định tại Thoả thuận sửa đổi ngày 19 tháng 9 năm 1984 và hoàn thành luôn phần công việc còn dở dang của Bị đơn. Theo yêu cầu của Nguyên đơn, thanh tra chất lượng đã lập báo cáo xác định mức độ công việc đã được thực hiện cho đến ngày 31 tháng 1 năm 1985.

Ngày 7 tháng 5 năm 1985 công ty Đan Mạch khởi kiện ra trọng tài ICC tại Zurich, Thuỵ Sỹ đòi Bị đơn bồi thường 555.000 EGP (ngày 30 tháng 4 năm 1987 khoản tiền này được sửa đổi thêm 230.097 EGP) và 7.262.997 Dkr. Ngày 10 tháng 9 năm 1985 ICC chỉ định một trọng tài viên duy nhất. Trọng tài viên này xác định Zurich là nơi tiến hành tố tụng trọng tài. Bị đơn từ chối ký vào bản Công nhận thẩm quyền xét xử của Trọng tài viên (Terms of Reference), phản đối thẩm quyền xét xử của trọng tài viên và không chính thức tham gia tố tụng. Tuy nhiên, trọng tài viên đã nhận được một số văn thư của ông A và ông B, tự xưng là cố vấn pháp lý của Bị đơn.

Trọng tài viên giải quyết vấn đề thẩm quyền xét xử đương nhiên (ex officio) của chính mình và quyết định rằng mình có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Về nội dung tranh chấp, trọng tài viên quyết định rằng công ty Đan Mạch được quyền hưởng thù lao cho phần công việc mà công ty này đã thực hiện một cách đúng đắn.

Phán quyết của trọng tài:

1. Về thẩm quyền xét xử của trọng tài:

dân sự Thụy Sỹ. Các qui định trong Qui tắc tố tụng dân sự Thụy Sỹ liên quan đến trọng tài đã được sửa đổi ngày 1 tháng 7 năm 1985 (thay thế Qui tắc Zurich trước đây bằng Giao ước liên vùng Thụy Sỹ về tố tụng trọng tài). Tuy nhiên, vì vụ việc này được bắt đầu trước ngày 1 tháng 7 năm 1985 nên quá trình tố tụng của nó vẫn do Qui tắc Zurich trước đây điều chỉnh. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi theo luật cũ thì về mặt hình thức trọng tài viên phải ra một phán quyết riêng về thẩm quyền xét xử với rất nhiều hình thức kháng cáo, khác với qui định về kháng cáo đối với phán quyết về nội dung tranh chấp.

Theo Điều 241 Qui tắc tố tụng dân sự Zurich và Điều 8(3) Qui tắc tố tụng ICC, trọng tài viên có quyền tự quyết định về thẩm quyền xét xử của mình4.

Điều khoản trọng tài mà Nguyên đơn viện dẫn được nêu trong Điều 14 Thoả thuận giữa các bên ngày 9 tháng 3 năm 1983 qui định như sau:

Mọi tranh chấp hay mâu thuẫn không thể giải quyết một cách hoà hữu giữa các bên phải được giải quyết và xác định bởi trọng tài theo Qui tắc Hoà giải và Trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế, Zurich, Thụy Sỹ phù hợp với Luật của vùng Zurich, Thụy Sỹ”.

Tự bản thân điều khoản này cũng có điểm không chính xác khi qui định “Phòng Thương mại Quốc tế, Zurich, Thụy Sỹ”: Phòng Thương mại Quốc tế có trụ sở ở Paris và không có Phòng Thương mại Quốc tế nào ở Thuỵ Sỹ.

Để sửa chữa sai sót trong điều khoản này cần xem xét các cơ sở của nó. Hợp đồng thầu lại ngày 9 tháng 3 năm 1983 giữa Nguyên đơn và Bị đơn có mối liên hệ trực tiếp tới hợp đồng chính giữa Nguyên đơn và Chủ dự án người Ai Cập ngày 26 tháng 3 năm 1983, hợp đồng sau là một phần “không thể tách rời” của hợp đồng trước và, do đó, được cả hai bên biết. Trong Phụ lục F của hợp đồng thầu chính cũng có một điều khoản trọng tài. Điều khoản này qui định tố tụng trọng tài tại Zurich và áp dụng luật Thuỵ Sỹ nhưng được tiến hành bởi một uỷ ban trọng tài ad hoc gồm ba thành viên với qui định rất cụ thể việc chỉ định trọng tài viên. Điều 14 Thoả thuận (hợp đồng thầu lại) giữa các bên lại có nội dung hoàn toàn khác khi qui định “tố tụng trọng tài theo Qui tắc Hoà giải và Trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế, Zurich”. Thuật ngữ “Qui tắc Hoà giải và Trọng tài” thường được sử dụng để chỉ Qui tắc trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế (có trụ sở tại Paris) mà tổ chức trọng tài của Phòng đã được biết đến trên toàn thế giới. Trong khi đó Qui tắc của Phòng Thương mại Zurich địa phương có tên gọi “Qui tắc trung gian và trọng tài”. Trong hoàn cảnh như vậy buộc phải kết luận rằng nghĩa thực của điều khoản có thể được áp dụng ở đây là một tố tụng trọng tài ở Zurich theo Qui tắc tố tụng ICC và luật áp dụng cho nội dung tranh chấp là luật Thụy Sỹ. Kết luận này phù hợp với ít nhất là một quyết định của Toà án Thụy Sỹ và rất nhiều phán quyết trong các vụ kiện của ICC. Quá trình tố tụng đã được tiến hành trong vụ việc này (đơn kiện của Nguyên đơn ra Toà án trọng tài ICC và việc Toà án trọng tài ICC chỉ định một trọng tài viên để tiến hành tố tụng tại Zurich) hoàn toàn phù hợp với điều khoản này.

Bị đơn lập luận rằng điều khoản trọng tài này là sai lầm và vi phạm trật tự công cộng Ai Cập do trọng tài viên không được chỉ định ngay trong điều khoản này như yêu cầu trong luật Ai cập. Lập luận này không được thể hiện trực tiếp trong các bản giải trình của Bị đơn gửi trọng tài viên mà lại được nêu một cách gián tiếp trong bản sao đơn kiện của Bị đơn ra Toà án Ai Cập trong đó Bị đơn cho rằng điều khoản trọng tài trong vụ việc này không có giá trị pháp lý vì nó không tuân thủ Điều 502(3) Bộ luật tố tụng Dân sự Ai Cập, theo đó các trọng tài viên phải được chỉ định đích danh trong thoả thuận trọng tài hoặc trong một thoả thuận riêng biệt.

Rõ ràng là trong vụ kiện này điều khoản trọng tài đã không trực tiếp chỉ định trọng tài viên mà chỉ qui định rằng trọng tài viên sẽ do ICC chỉ định theo Qui tắc tố tụng ICC. Tuy nhiên, điều này không thể khiến cho điều khoản trọng tài trở thành vô

4 Điều 241 Qui tắc tố tụng dân sự Zurich ng y 13/6/1976 qui à định:

"Uỷ ban trọng t i có quyà ền quyết định về thẩm quyền xét xử của chính mình theo Phần III thậm chí ngay cả khi có phản đối về giá trị pháp lý của thoả thuận trọng t i".à

Điều 8(3) Qui tắc tố tụng ICC 1975 qui định:

"Nếu một trong các bên có một hoặc nhiều khiếu nại về sự tồn tại hay giá trị pháp lý của thoả thuận trọng t i, v nà à ếu Uỷ ban trọng t i cho rà ằng sự tồn tại của thoả thuận n y l à àđương nhiên, Uỷ ban trọng t i có thà ể quyết định vẫn tiếp tục tiến h nhà tố tụng m không l m phà à ương hại đến tính có thể chấp nhận được cũng như

nội dung của một hoặc các khiếu nại đó. Trong trường hợp như vậy thì quyết định về thẩm quyền xét xử của trọng t i viênà phải do chính trọng t i viên à đó đưa ra."

hiệu. Điều khoản trọng tài không phải do luật Ai Cập điều chỉnh mà do luật của nước nơi tiến hành tố tụng trọng tài (lex fori) điều chỉnh. Điều 22 Bộ luật Dân sự Ai Cập quy định luật áp dụng cho tố tụng trọng tài là luật của nước nơi tiến hành tố tụng. Theo luật áp dụng cho vụ kiện này (Qui tắc tố tụng ICC và Bộ luật tố tụng Dân sự Zurich bản năm 1976) thì thoả thuận trọng tài này vẫn có giá trị mặc dù trong đó các bên không chỉ định các trọng tài viên.

Ngoài ra, trong một bản án tuyên ngày 26 tháng 4 năm 1982 Tòa Phá án Ai Cập cũng cho rằng Điều 502(3) Bộ luật tố tụng Dân sự Ai Cập không áp dụng trong trường hợp một thoả thuận qui định tiến hành tố tụng trọng tài tại Anh và hơn nữa, việc một luật nước ngoài có quy định khác với Điều 502(3) Bộ luật này không bị coi là vi phạm trật tự công cộng. Đây có thể coi như một án lệ có thể được áp dụng trong vụ việc này.

Từ các lý do nêu trên, trọng tài kết luận lập luận của Bị đơn rằng điều khoản trọng tài không có giá trị pháp lý do không tuân thủ Điều 502(3) là không có căn cứ.

Trong bản Telex ngày 20 tháng 11 năm 1985, ông A, nhân danh Bị đơn, đã thông báo cho trọng tài viên biết rằng Bị đơn đã khởi kiện ra toà án Ai Cập để toà tuyên bố điều khoản trọng tài vô hiệu và yêu cầu toà án ra quyết định đình chỉ tố tụng trọng tài cho đến khi toà án ra quyết định chính thức về vấn đề này. Trong bản Telex ngày 29 tháng 1 năm 1987, ông B, nhân danh Bị đơn, đã dẫn một Lệnh của Toà yêu cầu hoãn tố tụng trọng tài cho đến khi có quyết định khác của toà án.

Thực tế trọng tài viên chưa từng nhận được một lệnh nào của toà án Ai Cập dù là trực tiếp hay thông qua các bên. Tuy vậy, điều này cũng không quan trọng lắm. Như trọng tài viên đã nêu rõ trong bản Telex ngày 21 tháng 11 năm 1985 gửi cho ông A (Nguyên đơn cũng được gửi một bản sao của Telex này), tố tụng tư pháp tại Toà án ở Ai Cập không có tác động đến tố tụng trọng tài cũng như đến trọng tài viên. Chúng cũng không có bất kỳ ảnh hưởng gì đến thẩm quyền xét xử của trọng tài viên trong vụ việc hiện tại.

Dựa vào các căn cứ nêu trên, có thể kết luận rằng có tồn tại giữa các bên một thoả thuận trọng tài theo ICC ở Zurich và do đó, trọng tài viên có thẩm quyền xét xử. Kết luận này được ghi nhận trong một phán quyết riêng rẽ chính thức.

2. Về nội dung của tranh chấp:

Đã chứng minh được rằng Bị đơn đã trì hoãn công việc vào các ngày 8 và ngày 16 tháng 1 năm 1985 theo nghĩa tại Điều 7 của bản hợp đồng sửa đổi ngày 19 tháng 9 năm 1984, và không cần thiết phải xem xét chi tiết hơn phạm vi của các trì hoãn này của Bị đơn.

Theo các tài liệu được trình trước uỷ ban trọng tài thì không có một chỉ dẫn nào có thể chứng minh rằng các trì hoãn này là do các nguyên nhân ngoài khả năng kiểm soát của Bị đơn. Theo luật Thuỵ Sỹ, Bị đơn có nghĩa vụ chứng minh có các hoàn cảnh như vậy bởi theo luật Thụy Sỹ thì các lỗi như vậy được suy đoán là vi phạm hợp đồng nếu không có chứng minh ngược lại. Điều 97 Luật nghĩa vụ Thụy Sỹ qui định nếu một nghĩa vụ không được thực hiện hoàn toàn hoặc không được thực hiện đúng thì người có nghĩa vụ phải bồi thường cho các thiệt hại gây ra bởi việc này nếu không chứng minh được là mình không có lỗi. Trong vụ việc này, Bị đơn đã không đưa ra được bất kỳ một bằng chứng nào như vậy.

Điều 107 Luật nghĩa vụ Thuỵ Sỹ qui định chung rằng trong một hợp đồng song vụ khi một bên không thực hiện hợp đồng thì bên kia có thể gia hạn một thời gian để thực hiện hoặc, nếu hợp đồng vẫn không được thực hiện trong thời gian gia hạn này, không yêu cầu thực hiện hợp đồng nữa và đòi bồi thường thiệt hại. Những thiệt hại này có thể bao gồm các chi phí nhờ một bên thứ ba hoặc chính bên có quyền thực hiện nghĩa vụ thay cho bên không thực hiện nghĩa vụ. Đối với những “hợp đồng công việc” (trong đó có các hợp đồng xây dựng), Điều 366 Luật nghĩa vụ qui định cụ thể rằng trong quá trình thực hiện công việc nếu thấy rõ rằng công việc sẽ không được thực hiện theo các nội dung thoả thuận do lỗi của bên có nghĩa vụ thực hiện công việc, bên thuê thực hiện công việc có thể ấn định cho bên có nghĩa vụ một thời hạn hợp lý mà người đó phải thực hiện công việc, nếu không phần công việc chưa được thực hiện sẽ được giao phó cho một người thứ ba với chi phí và trách nhiệm đối với rủi ro thuộc về người có nghĩa vụ.

"Thứ hai: khi [Bị đơn] không tuân thủ lịch trình, kế hoạch về vật liệu hay nhân lực, vào cuối mỗi tháng một người quản lý của phía [Bị đơn] và một người quản lý từ phía [Nguyên đơn] kiểm tra thực địa và xác minh các trì hoãn.

Nếu có trì hoãn và các trì hoãn này là do [Bị đơn] hoặc người cung cấp của [Bị đơn] trực tiếp gây ra và không vì các lý do vượt quá khả năng kiểm soát của [Bị đơn] thì [Bị đơn] phải sửa chữa lỗi trì hoãn đó trong thời hạn bảy ngày kể từ khi gặp gỡ, nếu không [Nguyên đơn] có quyền, sau bảy ngày kể từ ngày thông báo bằng văn bản, thực hiện công việc bị trì hoãn và đòi các chi phí trong lần nghiệm thu tạm thời đầu tiên phù hợp với tổng số tiền ghi trong hoá đơn gửi cho [Nguyên đơn] cho việc thực hiện phần công việc bị trì hoãn.

Thứ ba, trong trường hợp [Bị đơn] không tuân thủ lịch trình, kế hoạch về vật liệu hay nhân lực, trong cùng các điều kiện như đã được nêu tại Điều 7(2), [Nguyên đơn] có quyền nhận phần công việc đã hoàn thành và từ chối trả bất kỳ chi phí nào trong những lần thanh toán tiếp theo.

Qui định tại Điều 7 này không trái với các qui định pháp lý không mang tính bắt buộc nói trên của pháp luật Thụy Sỹ. Thủ tục mà các bên thoả thuận chỉ là một hình thức biến đổi cho phù hợp các nguyên tắc của pháp luật Thụy Sỹ vào một hoàn cảnh hợp đồng cụ thể. Theo nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng (nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng Thụy Sỹ), các bên được tự do thực hiện các thoả thuận như vậy. Trường hợp này có thể và phải được điều chỉnh theo Điều 7 Thoả thuận sửa đổi mà không cần đi sâu vào các qui định của luật Thụy Sỹ. Cụ thể, vấn đề liệu Thoả thuận giữa các bên là một thoả thuận liên doanh/hợp tác kinh doanh (như nêu trong Thoả thuận) hay là một hợp đồng công việc (nếu là một hợp đồng công việc thì sẽ phù hợp hơn với nội dung của nó) vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải.

Bị đơn có quan điểm, tuy không rõ ràng lắm, rằng việc Nguyên đơn bằng hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không đưa ra trọng tài hay toà án trước là không thể được. Quan điểm này là sai lầm. Trái với luật Pháp (và có thể là cả luật Ai Cập), luật Thụy Sỹ cho phép một bên chấm dứt một thoả thuận (hay thay đổi thoả thuận theo cách biến nghĩa vụ của bên phải thực hiện công việc thành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại bằng tuyên bố đơn phương trong trường hợp bên kia có lỗi) chỉ bằng tuyên bố của riêng mình (nếu đã đáp ứng các điều kiện) và không cần yêu cầu toà án ra quyết định chấm dứt hay huỷ thoả thuận đó. Do đó, Điều 7 Thoả thuận sửa đổi, qui định về một hành vi đơn phương như vậy, hoàn toàn không trái với pháp luật Thuỵ Sỹ.

Từ các phân tích nêu trên có thể thấy rằng Nguyên đơn có quyền được viện dẫn Điều 7(3) Thoả thuận sửa đổi ngày

Một phần của tài liệu 50 phán quyết trọng tài trong môn luật (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w