B. Về đơn kiện lại:
TRANH CHẤP VỀ VIỆC LỰA CHỌN LUẬT ÁP DỤNG TRONG HỢP ĐỒNG LI-XĂNG Các bên:
Các bên:
Nguyên đơn : Nhà sản xuất Mỹ
Bị đơn : Người cho phép sử dụng bằng sáng chế Italia
Các vấn đề được đề cập:
- Luật áp dụng thực chất
- Lex mercatoria
- Điều 13 Quy tắc của ICC
- Luật của nơi có mối liên hệ mật thiết nhất với hợp đồng - Công ước Rôme 1980
- Áp dụng phối hợp các quy tắc luật xung đột
Tóm tắt vụ việc:
Bị đơn, người sở hữu bằng sáng chế và Nguyên đơn, nhà sản xuất Mỹ, đã ký một hợp đồng cho phép Nguyên đơn độc quyền sản xuất và bán các thiết bị ở Mỹ và Canađa dựa trên các bằng sáng chế và công nghệ của Bị đơn. Tranh chấp phát sinh khi Nguyên đơn tuyên bố Hợp đồng bị vi phạm và khởi kiện Bị đơn đòi bồi thường những thiệt hại phát sinh. Bị đơn không thừa nhận việc vi phạm hợp đồng với lý do là Nguyên đơn không trả tiền mua quyền sử dụng sáng chế khi chấm dứt hợp đồng. Bị đơn cũng kiện lại đòi bồi thường thiệt hại.
Các bên đã đưa tranh chấp ra trọng tài ICC. Văn bản xác định thẩm quyền của trọng tài quy định Uỷ ban trọng tài sẽ xác định luật thực chất áp dụng cho hợp đồng. Bị đơn yêu cầu áp dụng lex mercatoria, bao gồm các nguyên tắc chung của luật và tập quán; trong khi đó, Nguyên đơn yêu cầu áp dụng luật của Mỹ và đặc biệt là luật bang Massachusetts, đồng thời dẫn chiếu lex mercatoria
nếu cần thiết. Do các bên không thoả thuận được với nhau, Uỷ ban trọng tài đã phải giải quyết vấn đề này bằng một phán quyết tạm thời.
Trong phán quyết tạm thời, Uỷ ban trọng tài đã quyết định áp dụng luật của Mĩ và luật bang Massachusett bởi đó là luật của nơi có mối liên hệ mật thiết nhất với hợp đồng.
Phán quyết của trọng tài:
Mục IX Văn bản xác định thẩm quyền của trọng tài quy định Uỷ ban trọng tài sẽ quyết định luật áp dụng thực chất cho vụ tranh chấp bằng một phán quyết tạm thời, giống như Điều 32 Công ước trọng tài liên bang Thuỵ Sỹ. Trong khi đó, đoạn 3 Điều 13 Quy tắc ICC quy định nếu các bên không chỉ ra được luật áp dụng thì Uỷ ban trọng tài sẽ xác định luật áp dụng bằng các quy tắc luật xung đột, và đoạn 5 Điều 13 quy định trong mọi trường hợp, Uỷ ban trọng tài phải xem xét cả các điều khoản hợp đồng và những tập quán thương mại liên quan.
Quy tắc ICC không buộc Uỷ ban trọng tài phải chọn quy tắc luật của nơi tiến hành tố tụng trọng tài, trong vụ này là các quy tắc luật xung đột của Thuỵ Sỹ.
Theo thông lệ xét xử trọng tài hiện nay của ICC, để xác định luật áp dụng cho vụ tranh chấp, uỷ ban trọng tài ICC có thể sử dụng phương pháp áp dụng tổng hợp các quy tắc luật xung đột của tất cả các quốc gia có liên quan đến tranh chấp.
Trong vụ này, các quốc gia liên quan đến tranh chấp là: Thuỵ Sỹ, nơi tiến hành thủ tục tố tụng trọng tài
Hoa Kỳ nói chung và bang Massachusetts nói riêng, nước Nguyên đơn mang quốc tịch Italia, nước Bị đơn mang quốc tịch.
Nếu Quy tắc luật xung đột của Mĩ được dùng để xác định luật áp dụng thì phải xem xét một số nhân tố sau khi xác định nơi có mối liên hệ mật thiết nhất với hợp đồng:
Nơi ký kết hợp đồng Nơi đàm phán hợp đồng Nơi thực hiện hợp đồng
Địa điểm của đối tượng thực hiện chính của hợp đồng
Nơi cư trú cố định, nơi cư trú thường xuyên, quốc tịch và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh của các bên.
Theo Quy tắc luật xung đột của Italia, luật áp dụng là luật của nơi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, Italia đã phê chuẩn và thi hành Công ước EEC ngày 19 tháng 6 năm 1980 về luật áp dụng cho các nghĩa vụ hợp đồng. Công ước này công nhận nguyên tắc về luật của "nơi có mối liên hệ mật thiết nhất với hợp đồng". Điều 4(2) Công ước EEC quy định nơi có "mối liên hệ mật thiết nhất" là nước cư trú thường xuyên của bên phải thực hiện "nghĩa vụ chính của hợp đồng". Tuy nhiên, Điều 4(5) Công ước EEC quy định Điều 4(2) không áp dụng khi xét trên mọi khía cạnh, hợp đồng có mối liên hệ mật thiết nhất với một nước khác, không phải nơi cư trú thường xuyên của bên phải thực hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng.
Quy tắc luật xung đột của Thuỵ Sỹ cũng thừa nhận việc áp dụng luật của nơi mối liên hệ mật thiết nhất với hợp đồng. Toà án Liên bang Thuỵ Sỹ đã cho rằng luật áp dụng là luật của nơi cư trú cố định hoặc nơi cư trú thường xuyên của người phải thực hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng và trong hợp đồng này, về nguyên tắc thì nghĩa vụ chính là nghĩa vụ của bên phải thanh toán tiền mua quyền sử dụng sáng chế.
Bởi Hợp đồng này được xem là một thoả thuận cho phép sử dụng sáng chế và bí quyết sản xuất nên Nguyên đơn được quyền sử dụng ở Mĩ và Canađa các sáng chế tại Mĩ của Bị đơn và bí quyết sản xuất liên quan đến sáng chế này.
Mặc dù người phải thực hiện nghĩa vụ chính của Hợp đồng cư trú ở Italia, Hợp đồng lại có mối liên hệ mật thiết nhất với Mĩ, đặc biệt với bang Massachusetts vì Mĩ là nơi thực hiện và địa điểm của đối tượng thực hiện chính của hợp đồng (sáng chế).
Uỷ ban trọng tài cho rằng theo Quy tắc luật xung đột của Mĩ thì luật áp dụng cho vụ tranh chấp sẽ là luật Mĩ nói chung và luật bang Massachusetts nói riêng.
Trên cơ sở Công ước EEC và theo Quy tắc luật xung đột của Italia thì kết quả xác định luật áp dụng cũng tương tự .
Theo Quy tắc luật xung đột của Thuỵ Sỹ, Toà án Liên bang Thuỵ Sỹ đã xác định luật áp dụng cho Hợp đồng là luật của nơi cư trú cố định của người cho phép sử dụng bằng sáng chế bởi vì Toà án cho rằng đây là bên thực hiện nghĩa vụ chính của Hợp đồng. Cách xác định này cũng đã được Luật Liên bang mới của Thuỵ Sỹ về luật tư pháp quốc tế công nhận. Tuy nhiên, cách xác định này đã bị chỉ trích, bởi luật của nơi cư trú của người được quyền sử dụng sáng chế có thể bao gồm một số nguyên tắc bắt buộc phải tuân thủ. Trong các vụ việc trước đó, Toà án Liên bang Thuỵ Sỹ cũng đã áp dụng luật của nơi thực hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng.
Trong vụ này, xem xét mọi khía cạnh thì thấy giải pháp chọn luật Mĩ và luật bang Massachusetts là luật áp dụng chắc chắn được Quy tắc luật xung đột của Thuỵ Sỹ thừa nhận. Vì vậy, dựa vào Điều 13(3) Quy tắc ICC, Uỷ ban trọng tài quyết định áp dụng luật của Mĩ và luật bang Massachusetts.
Mặt khác, Điều 13(5) Quy tắc ICC buộc Uỷ ban trọng tài phải xem xét cả các tập quán thương mại liên quan. Nguồn của lex mercatoria cũng là các tập quán thương mại và về cơ bản, lex mercatoria thường được áp dụng trong thương mại quốc tế.
Vì vậy, Uỷ ban trọng tài quyết định như sau:
1. Luật của Mĩ nói chung và luật bang Massachusetts nói riêng là luật áp dụng cho vụ tranh chấp và nếu cần thiết sẽ áp dụng cả lex merctoria.
PHÁN QUYẾT SỐ 45