- Một nguyên nhân nữa là, nếu để nhân viên bảo hiểm trực tiếp giám định những vụ tổn thất lớn có thể sẽ dựn đến tình trạng nhân viên bảo hiểm
Đến năm 2006, doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đạt 107,93 tỷ đồng, chiếm 7,78% doanh thu toàn Tổng công ty và ước chiếm
đạt 107,93 tỷ đồng, chiếm 7,78% doanh thu toàn Tổng công ty và ước chiếm 19,8 % thị phần. Bồi thường các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển năm 2006 chiếm 8 4 % doanh thu so với bồi thường năm 2005 chiếm hơn 4 4 % doanh thu. Tỉ lệ bồi thường năm 2006 cao do chuyển hồ sơ bồi thường phát sinh năm 2005 qua. Hàng hóa nhập khẩu vẫn tổn thất cao chủ yếu thiếu hụt hàng qua cân cảng, hàng bị tổn thất do ướt nước mặn. Việc kiểm soát để giảm thiểu thiếu hụt hàng do mất cẫp vẫn chưa đạt kết quả mong muốn [13]. Sang năm 2007, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa đạt mức tăng trưởng đáng kể: 19,27% đối hàng xuất nhập khẩu và 37,84% hàng nội địa, đạt 124,4 kế hoạch doanh thu của nghiệp vụ. Tổng doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đạt 130,75 tỷ đồng, chiếm 7,67% doanh thu toàn Tổng công ty và ước chiếm 17,8 % thị phần. Số tiền bồi thường trong năm này cũng chỉ bằng 73,05% so với cùng kì năm trước làm cho tỷ lệ bồi thường giảm từ 83,56% trong năm 2006 xuống còn 47,52%, đặc biệt thấp đối với hàng vận chuyển nội địa và P&I là một tín hiệu đáng mừng đối với kết quả kinh doanh của nghiệp vụ hàng hải. Tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa giảm đáng kể và chỉ bằng 64,38% so với cùng kỳ năm 2006 do việc kiểm tra kỹ các thông tin về tàu chở hàng và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Tổng Công ty và các đơn vị trong việc giám định và đề phòng hạn chế tổn thất. Tuy nhiên, trong năm 2007, việc kiểm soát để giảm thiểu thiếu hụt hàng hóa do mất cẫp vẫn chưa đạt kết quả mong muốn [13].
Đồ thị 2: DOANH THU - BỔI THƯỜNG NGHIỆP vụ BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN N Ă M 2006-2007