Bảng 10: Các chỉ số tài chính 3 năm 2006 – 2007 – 2008
Năm Chênh lệch
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Khả năng thanh toán nhanh (lần) 1,28 1,40 0,60 0,12 -0,80
Khả năng thanh toán tạm thời (lần) 2,50 2,14 1,31 -0,36 -0,83
Tổng nợ/ Tài sản (%) 35 42 72 7,00 30
Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu (lần) 0,54 0,73 2,60 0,19 1,87
Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 5,50 8,30 8,05 2,80 -0,25
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 27 35 20 8 -15
Vòng quay tài sản cố định (vòng) 29,60 34,40 80,20 4,80 45,80
Vòng quay toàn bộ vốn (vòng) 3,60 3,02 2,90 -0,58 -0,12 Tỷ suất sinh lợi của tài sản (%) 8,98 5,60 1,20 -3,30 -4,40 Tỷ suất sinh lợi của vốn
chủ sở hữu (%) 17,60 9,10 3,30 -8,50 -5,80
Nguồn: Phòng kế toán công ty thép Tây Đô
4.3.5.1. Các tỷ số về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán tạm thời của công ty qua 3 năm đều lớn hơn 1 (mặc dù năm 2008 có giảm 0,83 lần) chứng tỏ công ty đã thanh toán tốt các nợ ngắn hạn trong năm 2008.
Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2008 còn 0,6 lần giảm 0,8 lần so với năm 2007, tỷ số này có xu hướng giảm, nên việc sử dụng các khoản tiền và tương đương tiền của công ty không tốt như những năm trước. Cụ thể là 1 đồng nợ trong năm 2006 được đảm bảo bằng 1,28 đồng tài sản lưu động sau khi đã trừ hàng tồn kho, tỷ số này sang năm 2007 giảm còn 1,4 và năm 2008 con 0,6. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của các khoản nợ nhanh hơn nhiều so với tài sản lưu động. Với tỷ số thanh toán nhanh thấp như hiện nay thì công ty đang đứng trước rủi ro về tài chính vì nếu các chủ nợ thu hồi vốn thì công ty không có khả năng trả kịp thời.
4.3.5.2. Các tỷ số nợ
Nợ trên tổng tài sản: tỷ số này luôn tăng qua các năm cho thấy mức tự chủ về tài chính của công ty càng giảm. Trong năm 2006, cơ cấu vốn của công ty là 35% nợ và 65% vốn chủ sở hữu, năm 2007 giảm 42% nợ và 58% vốn chủ sở hữu, đến năm 2008 tỷ lệ này là 72% nợ và 28% vốn chủ sở hữu.
Nợ trên vốn chủ sở hữu: tỷ số này cũng có xu hướng tăng qua các năm, năm 2006 là 0,54 lần, năm 2007 là 0,73 lần đến năm 2008 tăng lên 2,6 lần, có nghĩa là nguồn vốn vay trong năm 2008 nhiều hơn 2,6 lần so với năm 2007. Cho thấy công ty đang chiếm dụng vốn của chủ sở hữu để thanh toán các khoản nợ. nếu công ty sử dụng tốt các khoản nợ này thì sẽ mang lại lợi ích rất lớn, ngược lại thì rủi ro về tài chính rất lớn.
4.3.5.3. Các tỷ số hiệu quả hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho: Tỷ số này qua 3 năm đều tăng, trong năm 2006 số vòng quay hàng tồn kho thực hiện được 5,5 vòng đến năm 2008 8,05 vòng. Điều này cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho của công ty được thực hiện tốt.
Kỳ thu tiền bình quân của công ty đang có xu hướng giảm. Năm 2007 là 35 ngày đền năm 2008 còn 20 ngày (thấp hơn so với năm 2005) cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty có sự chuyển biến theo hướng tích cực.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Hiệu quả sử dụng vốn năm 2006 là 29,6 vòng, năm 2007 là 34,4 vòng, đến năm 2008 tăng lên 80,2 vòng cho thấy một đồng tài sản cố định tạo ra 80,2 đồng doanh thu, tăng 45,8 lần so với năm 2007. Chứng tỏ tài sản cố định của công ty được sử dụng ngày càng có hiệu quả.
Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn: Một đồng tài sản trong năm 2008 tạo ra 2,9 đồng doanh thu giảm 0,12 lần so với năm 2007. Tuy tài sản cố định được sư dụng có hiệu quả nhưng tính toàn bộ vốn thì chưa đạt hiệu quả cao.
4.3.5.4. Các tỷ số về khả năng sinh lợi
Tỷ suất sinh lời của tài sản giảm qua các năm. Nguyên nhân là do giá nguyên liệu đầu vào tăng làm giảm lợi nhuận. Năm 2008, lợi nhuận ròng trên tài sản là 1,2% giảm 4,4%, mức sinh lợi của tài sản như hiện nay là tương đối thấp.
Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu giảm đáng kể qua các năm, do tốc độ tăng của lợ nhuận ròng thấp hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận ròng
trên vốn chủ sở hữu là 17,6% năm 2006 đến năm 2008 chỉ còn 3,3%, cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng giảm.
=> Nhìn chung, tình hình tài chính của công ty có nhiều rủi ro về tài chính.