Chính trị pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn - Xây dựng chiến lược marketing tại công ty thép Tây Đô - Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011 (Trang 33 - 34)

Việt Nam là một trong những nước có nền chính trị ổn định cao. Điều này cho thấy sự bền vững của môi trường đầu tư. Từ đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, cũng như các doanh nghiệp muốn mở rộng qui mô sản xuất. Hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long là vùng được Chính phủ ưu tiên phát triển kinh tế. Các tỉnh trên khu vực đồng bằng sông Cửu Long đều có những chính sách ưu đãi riêng để thu hút đầu tư. Các doanh nghiệp đầu tư vào đồng bằng sông Cửu Long sẽ được ưu đãi về thuế, đất đai và các hạng mục hạ tầng khác. Đồng thời, với mục tiêu phát triển Cần Thơ thành đô thị loại một trước năm 2010 và là thành phố công nghiệp trước năm 2020, đã thúc đẩy ngành xây dựng phát triển với các dự án: cầu Cần Thơ (lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long), đưa vào hoạt động sân bay Trà Nóc, cụm cảng Cái Cui, khi hoàn thành sẽ tạo bước đột phá, thu hút mạnh hơn nữa đầu tư trong nước và nước ngoài, đồng thời phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng của khu vực.

Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, để kích thích hoạt động của ngành công nghiệp nhằm đảm bảo không làm suy giảm tốc độ phát triển kinh tế. Thủ tướng Chính phủ đã đề ra hướng giải quyết nhằm vào xây dựng và công nghiệp vật liệu xây dựng, bằng cách thực hiện các dự án đầu tư hiệu quả để tiêu thụ hết vật liệu xây dựng, như vậy sẽ giải quyết cho các doanh nghiệp gặp khó khăn đang bị tồn đọng sắt, thép, xi măng…

Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp ngành thép, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ cho ngành thép: điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với phôi thép, đối với ngân hàng áp dụng các biện pháp xử lý nợ vay phù hợp các quy định hiện hành và tiếp tục cho vay mới để hỡ trợ các doanh nghiệp sản xuất đang có

lượng tồn kho lớn, điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với thép thành phẩm nhằm bảo vệ sản phẩm trong nước.

=> Với những chính sách phát triển kinh tế, đặc biệt là khu vực công nghiệp ưu tiên phát triển sản xuất đối với ngành thép sẽ có nhiều cơ hội cho các công ty trong ngành mở rộng sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Gia nhập WTO và việc ký kết nhiều điều ước về thương mại. Với một thị trường tiềm năng như nước ta là cơ hội để thu hút đầu tư, bên cạnh đó cũng phải đối mặt với sự cạnh trạnh gay gắt giữa các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước. WTO tạo ra nhiều cơ hội đồng thời cũng mang không ít đe dọa, buộc công ty phải có những chính sách kinh doanh để đối phó với những thay đổi n ày.

Bên cạnh đó, các vụ tiêu cực nghiêm trọng được phanh phui gần đây đã chứng tỏ công tác quản lý của nhà nước bị buông lỏng nên gây tình trạng tham nhũng, tiêu cực, làm thất thoát, lãng phí tài sản của nhà nước đã gây ra nhiều bất ổn về kinh tế và xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn - Xây dựng chiến lược marketing tại công ty thép Tây Đô - Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011 (Trang 33 - 34)