Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Luận văn - Xây dựng chiến lược marketing tại công ty thép Tây Đô - Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011 (Trang 30)

4.1.1. Kinh tế

4.1.1.1. Tình hình thị trường thép trong nước năm 2008

Năm 2008, thị trường thép trong nước đã chịu tác động to lớn của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu. Năm 2008 là năm đặc biệt khó khăn đối với nền kinh tế của Việt Nam nói chung và của ngành thép nói riêng. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2008, giá của các sản phẩm thép không tăng mạnh nhưng tại thời điểm đó, giá nguyên liệu và sản phẩm thép trên thị trường thế giới liên tục tăng (do Chính phủ chỉ thị là không tăng giá một số mặt hàng trọng yếu trong đó có thép). Nhiều công ty đã phải bán dưới giá thành hoặc tìm cách xuất một số sản phẩm thép ra nước ngoài vì giá bán trong nước bị kiềm chế thấp hơngiá thế giới. Kết quả là tiêu thụ thép trong nước giảm đột biến còn 1/3 mức tiêu thụ trung bình các tháng đầu năm nên lượng phôi thép trong nước không tiêu thụ được và thép thành phẩm cũng bị ứ đọng.

Biểu đồ 1: Diễn biến giá cả thép xây dựng năm 2008

Qua biểu đồ 1, ta thấy giá bán thép xây dựng trung bình qua các tháng có biên độ dao động lớn. Giá thép xây dựng đã có tháng vượt 20 triệu đồng/tấn vào tháng 8/2008 nhưng qua tháng 9/2008 đã giảm xuống còn 16 triệu đồng/tấn và tháng 11/2008 cũng xuống 10 triệu đồng/tấn. Do đó, năm 2008 là năm được đánh giá là khó khăn đối với nền kinh tế Vịệt Nam nói chung và ngành thép Việt Nam nói riêng. Theo dự báo của hiệp hội thép Việt Nam thì năm 2009 mức tăng trưởng của ngành chỉ có thể giữ nguyên hoặc tăng không nhiều (từ 2-5%), giá thép sẽ không tăng đột biến do cung vượt quá cầu. Đây cũng là khó khăn cho các công ty sản xuất thép trong việc đẩy mạnh tiêu thụ.

4.1.1.2. Thu nhập bình quân

Bảng 2: Thu nhập bình quân của đông bằng sông Cửu Long (2004 -2007)

Đơn vị tính: (USD/người)

Năm 2004 2005 2006 2007

Thu nhập bình quân 436 452 500 680

Nguồn: Tổng cục thống kê Cần Thơ

Thu nhập bình quân của người dân đồng bằng sông Cửu Long qua các năm đều tăng, riêng năm 2007 tăng 36% so với năm 2006. Tuy chưa có só liệu thống kê chính xác nhưng theo dự đoán rằng thu nhập bình quân của khu vực này năm 2008 trên 700 USD/người. Với sự gia tăng của thu nhập bình quân thì đời sống của người dân được cải thiện. Do đó, nhu cầu về xây dựng nhà ở ngày càng cao, nhu cầu sử dụng và tiêu thụ thép xây dựng cũng tăng lên.

4.1.1.3. Tỷ lệ lạm phát 12,7 4,5 3,6 9,2 0,1 -0,6 0,8 4 3 9,5 8,4 6,6 12,6 19,89 -5 0 5 10 15 20 25 95 96 97 98 99 '00 '01 '02 '03 '04 '05 '06 '07 '08 Nguồn: Tổng cục thống kê

Tỷ lệ lạm phát gia tăng kéo theo những bất ổn của nền kinh tế ảnh h ưởng đến đầu tư, lãi suất, tiêu dùng có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chi tiêu của khách hàng. Năm 2007, tỷ lệ lạm phát tăng gần gắp đôi năm 2006, tính trong vòng 3 tháng đầu năm 2007 đã tăng lên 14,1% tăng 2,1%so với cuối năm 2007 và vẫn chưa có dấu hiệu giảm trong năm 2008 tỷ lệ này là 19,89% . Tỉ lệ lạm phát năm 2008 đạt mức cao nhất trong hơn 10 năm qua. Đây được xem là mối đe dọa đối với công ty trong thời gian sắp tới.

4.1.1.4. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái

Hiện nay, nguồn phôi thép sử dụng cho quá trình sản xuất của công ty phải lệ thuộc vào nhập khẩu. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có tác động không nhỏ đến giá thép của công ty. Năm 2008, tỷ giá hối USD/VND là 16.963 đồng cao hơn tỷ giá năm 2007 là 16.016 đồng. Trong những tháng đầu năm 2009, tỷ giá này tiếp tục tăng 17.685 đồng. Do không chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước đồng thời với tỷ giá hối đoái ngày càng tăng thì đây là một bất lợi cho công ty trong việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu.

4.1.1.5. Tốc độ đầu tư vào khu vực

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam, tốc độ đầu tư vào khu vực tăng đáng kể, nhưng vẫn còn chậm chưa xứng đáng với tiềm năng của vùng. Năm 2007, nguồn vốn ODA đầu tư vào đồng bằng song Cửu Long khoảng 6.300 tỉ đồng, trong đó có 200 tỉ đồng cho thuỷ lợi. Từ 2006 - 2010 dự kiến tổng mức các nguồn đầu tư vào vùng này 450.000 tỉ đồng, tương đương với 26 tỉ USD và phát huy mọi nguồn lực để phục vụ phát triển đồng bằng song Cửu Long giai đoạn hậu WTO. Mức đầu tư trên vẫn còn thấp so với tiềm năng sẵn có của toàn vùng và vốn đầu tư nước ngoài không đồng đều giữa các địa phương, chỉ tập trung ở một số địa phương có lợi thế như Cần Thơ, Kiên Giang, Long An.

4.1.1.6. Cơ sở hạ tầng của khu vực

Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của khu vực được chú trọng xây dựng và đầu tư. Quốc lộ 1A từ Cà Mau đến TP. Hồ Chí Minh đã được thi công và đang trong giai đoạn hoàn thành, cầu Cần Thơ, cảng Cái Cui, các đường quốc lộ nối TP. Cần Thơ với các quận, huyện lân cận được mở rộng. Với mạng lưới giao thông

ngày càng được hoàn thiện rất thuận lợi cho việc giao hàng của công ty, là cơ hội để công ty mở rộng hệ thống phân phối ở các tỉnh lân cận.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của Cần Thơ nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung vẫn còn nghèo nàn, phát triển chưa tương xứng với tốc độ phát triển hoạt động kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp: Quốc lộ 1A từ Cà Mau đến TP. Hồ Chí Minh vẫn còn lệ thuộc phà Hậu Giang do lượng xe lưu thông lớn nên thường xuyên ách tắc, một số đoạn đường vẫn chưa được xây dựng làm mất nhiều thời gian và dẫn đến chậm trễ cho công ty trong việc lưu thông hàng hóa.

4.1.2. Chính trị - pháp luật

Việt Nam là một trong những nước có nền chính trị ổn định cao. Điều này cho thấy sự bền vững của môi trường đầu tư. Từ đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, cũng như các doanh nghiệp muốn mở rộng qui mô sản xuất. Hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long là vùng được Chính phủ ưu tiên phát triển kinh tế. Các tỉnh trên khu vực đồng bằng sông Cửu Long đều có những chính sách ưu đãi riêng để thu hút đầu tư. Các doanh nghiệp đầu tư vào đồng bằng sông Cửu Long sẽ được ưu đãi về thuế, đất đai và các hạng mục hạ tầng khác. Đồng thời, với mục tiêu phát triển Cần Thơ thành đô thị loại một trước năm 2010 và là thành phố công nghiệp trước năm 2020, đã thúc đẩy ngành xây dựng phát triển với các dự án: cầu Cần Thơ (lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long), đưa vào hoạt động sân bay Trà Nóc, cụm cảng Cái Cui, khi hoàn thành sẽ tạo bước đột phá, thu hút mạnh hơn nữa đầu tư trong nước và nước ngoài, đồng thời phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng của khu vực.

Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, để kích thích hoạt động của ngành công nghiệp nhằm đảm bảo không làm suy giảm tốc độ phát triển kinh tế. Thủ tướng Chính phủ đã đề ra hướng giải quyết nhằm vào xây dựng và công nghiệp vật liệu xây dựng, bằng cách thực hiện các dự án đầu tư hiệu quả để tiêu thụ hết vật liệu xây dựng, như vậy sẽ giải quyết cho các doanh nghiệp gặp khó khăn đang bị tồn đọng sắt, thép, xi măng…

Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp ngành thép, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ cho ngành thép: điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với phôi thép, đối với ngân hàng áp dụng các biện pháp xử lý nợ vay phù hợp các quy định hiện hành và tiếp tục cho vay mới để hỡ trợ các doanh nghiệp sản xuất đang có

lượng tồn kho lớn, điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với thép thành phẩm nhằm bảo vệ sản phẩm trong nước.

=> Với những chính sách phát triển kinh tế, đặc biệt là khu vực công nghiệp ưu tiên phát triển sản xuất đối với ngành thép sẽ có nhiều cơ hội cho các công ty trong ngành mở rộng sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Gia nhập WTO và việc ký kết nhiều điều ước về thương mại. Với một thị trường tiềm năng như nước ta là cơ hội để thu hút đầu tư, bên cạnh đó cũng phải đối mặt với sự cạnh trạnh gay gắt giữa các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước. WTO tạo ra nhiều cơ hội đồng thời cũng mang không ít đe dọa, buộc công ty phải có những chính sách kinh doanh để đối phó với những thay đổi n ày.

Bên cạnh đó, các vụ tiêu cực nghiêm trọng được phanh phui gần đây đã chứng tỏ công tác quản lý của nhà nước bị buông lỏng nên gây tình trạng tham nhũng, tiêu cực, làm thất thoát, lãng phí tài sản của nhà nước đã gây ra nhiều bất ổn về kinh tế và xã hội.

4.1.3. Văn hóa - xã hội

Ngày nay, ở nước ta, không chỉ ở thành thị mà ngay cả ở những vùng nông thôn thì nhu cầu sống trong một ngôi nhà khang trang đã trở nên rất phổ biến, đăc biệt ở vùng nông thôn, thì một ngôi nhà kiên cố và vững chắc là nhu cầu quan trọng nhất. Điều này đã trở thành nét văn hóa ở vùng nông thôn đòi hỏi công ty phải chý ý khai thác thị trường tiềm năng này.

Bên cạnh đó, do văn hóa của người tiêu dùng đồng bằng sông Cửu Long thường ham giá rẻ và thích khuyền mãi, đôi khi không quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm. Đây là điều bất lợi cho công ty trong việc định giá sản phẩm trong khi thị trường còn nhiều biến động.

4.1.4. Dân số - lao động

Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực đang có tiềm năng để phát triển nhưng vẫn còn là khu vực nghèo nhất và phát triển chậm nhất về mặt giáo dục đào tạo và cơ sở hạ tầng. Dân số 17,5 triệu người (chiếm 22% dân số cả nước), khoảng 9,5 triệu người trong độ tuổi lao động (chiếm 21,5% dân số trong độ tuổi lao động của cả nước). Nhưng tỷ lệ mù chữ là 19,3%, chưa tốt nghiệp trung học cơ sở là 68,9%, tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học chỉ chiếm 0,4%. Đây là vấn đề gây khó cho việc tìm kiếm nguồn nhân lực phục vụ cho công ty.

Với mặt bằng dân trí thấp sẽ ảnh hưởng đến việc nhận biết sản phẩm, tạo điều kiện cho những đơn vị kinh doanh gian dối, làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

4.1.5. Yếu tố tự nhiên

Thành phố Cần Thơ là trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long. Vị trí địa lý thuận lợi và là đầu mối giao thông khi giáp với năm tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang và Vĩnh Long. Từ thành phố Cần Thơ, việc thông thương đi lại và phân phối giữa Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực khá thuận lợi. Chỉ tính riêng đường bộ đã có quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91 đã và đang được xây dựng hoàn thiện. Ngoài ra, Cần Thơ còn có các cảng lớn có có thể tiếp nhận các tàu lớn đến 5.000 tấn, sân bay…

Việc vận chuyển hàng hóa chủ yếu bằng đường bộ. Vì thế, điều kiện tự nhiên hiện nay vừa thuận lợi vừa khó khăn cho công ty. Thuận lợi vì kho nằm ở vị trí trung tâm, phân phối đi các tỉnh khá nhanh. Khó khăn vì hệ thống sông ngòi chằng chịt, các hẻm nhỏ hẹp, không thể phân phối hàng rộng rãi như mong muốn.

4.1.6. Yếu tố công nghệ

Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã giúp cho công ty có nhiều ứng dụng trong quá trình sản xuất. Cải tạo công nghệ cán phôi vuông (từ năm 2005), nên hiện tai công ty đã cán được hai loại phôi thép vuông là: 100x100 mm và 120x120 mm. Đây là điểm thuận lợi cho công ty trong việc tìm nguồn mua phôi thép.

Khoa học công nghệ đang có những phát triển vượt bậc, ngày càng có nhiều ứng dụng công nghệ thông tin công tác tiếp thị và quản lý, điều này giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí quản lý và tiếp thị cho sản phẩm.

4.1.7. Môi trường kinh doanh quốc tế

Việc Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế lớn trong khu vực WTO, AFTA tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước hòa mình vào sự phát triển chung của khu vực và thế giới. Các công ty và doanh nghiệp có cơ hội khi mà các công ty nước ngoài đầu tư vào nước ta mà cụ thể là đồng bằng sông Cửu Long. Điều này sẽ làm cho tốc độ xây dựng nhà xưởng, cơ sở sản xuất tăng cao. Do đó, nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng cũng tăng. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh cũng trở nên gay gắt hơn.

Sự biến động liên tục của giá thép thế giới ảnh hưởng đến các chính sách định giá của công ty.

Từ ngày 1/12/2008, chính phủ Trung Quốc quyết định giảm thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng thép cụ thể là: thép cán nóng dạng cuộn, thép tấm, thép hợp kim từ 5% xuống còn 0%, thép ống từ 15% xuống còn 0%. Việc điều chỉnh chính sách xuất khẩu thép của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng không thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ thép của các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

4.2. Môi trường tác nghiệp4.2.1. Nhà cung cấp 4.2.1. Nhà cung cấp

Các nhà máy sản xuất thép ở nước ta đa số là nhập nguồn nguyên liệu thép từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc. Năm 2008, nước ta đã nhập 2,4 triệu tấn phôi thép với giá bình quân 711 USD/tấn, tăng 40% so với năm 2007. Nguồn cung ứng phôi thép nội địa duy nhất là nhà máy thép Đà Nẵng. Do đó, nguồn cung nguyên liệu để sản xuất còn phụ thuộc rất nhiều từ nước ngoài. Năm 2008 là năm mà tình hình kinh tế có nhiều biến động. Những tháng nữa đầu năm 2008, thị trường giá cả nguyên vật liệu và hàng hóa thế giới tăng liên tục, tháng 7 năm 2008, giá dầu thô vượt mức 140 USD/thùng, giá gạo vượt mức 1000 USD/tấn. Những biến động này đã làm cho giá các loại sản phẩm khác cũng tăng giá rất mạnh. Giá các nguyên liệu của ngành sản xuất thép cũng tăng với biến động rất cao: giá thép phế liệu vào thời điểm này đã tăng 150 – 200 USD/tấn, giá phôi thép lên đến 1.100 – 1.200 USD/tấn. Cũng trong thời gian này, Trung Quốc áp dụng biện pháp tăng thuế xuất khẩu phôi thép từ 15% lên 25%, làm cho giá phôi thép trên thị trường tăng cao. Trong thời gian biến động này, hầu hết các công ty sản xuất thép đều gặp khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên liệu để sản xuất.

Nhưng từ tháng 6 năm 2008, do ảnh hưởng tài chính của Mỹ kéo theo khủng hoảng kinh tế toàn cầu rồi tiếp theo là suy thoái kinh tế làm cho giá cả nguyên vật liệu tụt dốc, tháng 11 năm 2008 cho đến nay thì giá nguyên liệu thép đã bắt đầu ổn định. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho các công ty sản xuất thép.

Công ty thép Tây Đô chủ yếu nhập nguồn phôi thép từ Trung Quốc do giá cả tương đối tốt và giao hàng nhanh, nhưng từ cuối năm 2007 do chính sách của Trung Quốc không đẩy mạnh xuất khẩu nên công ty đã chuyển sang nhập phôi thép từ Nga

và Ukraina nhưng việc giao hàng bị kéo dài và đôi khi không đảm bảo đủ số lượng. Nguồn phôi thép trong nước được cung cấp từ công ty thép Đà Nẵng nhưng chất

Một phần của tài liệu Luận văn - Xây dựng chiến lược marketing tại công ty thép Tây Đô - Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011 (Trang 30)