Phân công công việc

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng nhân lực tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sojitz Việt Nam (Trang 32 - 33)

4. Đối tượ ng, phạm vi nghiên cứu

1.3.1.2. Phân công công việc

Tác giả Cấn Hữu Dạn (2012), Tuyển dụng và sử dụng nhân lực, Trường Đại học Lao động - Xã hội cho rằng: “Phân công công việc (PCCV) là hoạt động giao nhiệm vụ cho người lao động” [2].

Phân công công việc giúp người lao động có cơ hội phát triển chuyên môn, cơ hội phát triển các kỹ năng: xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, thuông lượng và thuyết phục, quản lý thời gian, giao tiếp, ra quyết định, … Bên cạnh đó, còn tạo cho họ sự hài lòng về bản thân khi hoàn thành công việc, nâng cao giá trị của họ với doanh nghiệp, giúp nhân viên có nhiều cơ hội thử thách và chinh phục và tính tham gia cao hơn, dẫn đến sự tinh thần làm việc ngày càng tốt hơn.

Phân công công việc giúp người phân công có thể điều hòa được công việc của phòng ban, có thêm nhiều thời gian hơn cho việc quản lý và kiểm soát công việc, củng cố được quyền hạn và trách nhiệm trong việc quản lý,

giám sát, đánh giá, giảm áp lực công việc cho người lao động, chuẩn bị nguồn nhân lực kế thừa.

Bên cạnh đó, phân công công việc hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng năng suất lao động của nhân viên. Phân công công việc sẽđạt được chuyên môn hóa trong lao động, chuyên môn hóa công cụ dụng cụ. Người lao động có thể làm một loạt các công việc mà không mất thời gian vào việc điều chỉnh lại thiết bị thay dụng cụ… Nhờ chuyên môn hóa sẽ giới hạn được phạm vi hoạt động, người công nhân sẽ nhanh chóng quen với công việc, có được những kỹ năng làm việc, giảm được thời gian và chi phí đào tạo, đồng thời sử dụng được triệt để những khả năng riêng của từng người. Lựa chọng và áp dụng những hình thức phân công hợp lý là điều kiện

để sử dụng hợp lý sức lao động, nâng cao năng suất lao động, từđó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

Ngược lại, nếu việc phân công công việc không tốt sẽ gây lãng phí về

thời gian, tiền bạc của doanh nghiệp, năng suất lao động không cao, người lao

động có tâm lý chán nản muốn nghỉ việc do không làm đúng chuyên môn nghiệp vụ, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sử dụng nhân lực của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng nhân lực tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sojitz Việt Nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)