4. Đối tượ ng, phạm vi nghiên cứu
1.2.4. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng nhân lực
- Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động
Kết quả sử dụng nhân lực phản ánh qua chỉ tiêu năng suất lao động (năng suất lao động tính theo doanh thu hoặc năng suất lao động tính theo lợi nhuận).
Năng suất lao động (Labour Power - LP) là một trong những chỉ tiêu cơ
bản nhẩt trong đánh giá năng suất chung; nó biểu thị lượng của cải, vật chất
đo mỗi lao động tạo ra, LP đánh giá hiệu quả của mỗi lao động trong việc tạo ra giá trị gia tăng hoặc tổng đầu ra. Lao động được xem là một trong những
nguồn đầu vào quan trọng nhất, vì thế được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năng suất lao động chịu ảnh hưởng nhiều của quá trình sử dụng nhân lực, tức là những điều kiện cần thiết để phát huy
được yếu tố lao động đạt hiệu quâ cao. Chính vì vậy, việc đánh giá năng suất lao động sẽ giúp chúng ta nhìn nhận tính hiệu quả sử dụng nhân lực thông qua hoạt động sàn xuất kính doanh. Năng suất lao động bình - quân được đo lường dựa trên hai tiêu chí: doanh thu bình quân/người lao động hoặc lợi nhuận bình quân/người lao động.
Chỉ tiêu này đánh giá bình quân một người lao động tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu hoặc lợi nhuận trong 1 năm. Chỉ tiêu này hữu ích khi đánh giá giữa các đơn vị cùng kinh doanh một sản phẩm của công ty hoặc so sánh với
đối thủ cạnh tranh để xác định hiệu quả của sử dụng nhân lực.
- Tốc độ tăng năng suất lao động so với tốc độ tăng lương
Chi phí sử dụng nhân lực được biểu hiệu cơ bản qua chi phí lương, thưởng và phúc lợi.
Hiệu quả sử dụng nhân lực của doanh nghiệp được thể hiện thông qua mối tương quan giữa kết quả sử dụng nhân lực và chi phí cho sử dụng nhân lực hay chính là tương quan của năng suất lao động và tiền lương, thưởng, phúc lợi (sau đây gọi gộp là chi phí lương). Tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng lương chứng tỏ hiệu quả sử dụng nhân lực cao và ngược lại.
- Mức độ hài lòng của người lao động trong bố trí nhân lực
Mức độ hài lòng của người lao động trong bố trí nhân lực cho biết mức
từđó phát hiện được điểm mạnh, điểm yếu trong công tác bố trí nhân lực hiện tại ở doanh nghiệp.
1.3. Các nội dung của công tác sử dụng nhân lực ảnh hưởng đến hiệu quảsử dụng nhân lực của doanh nghiệp