Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức giáo dục tỉnh Phú Thọ (Trang 103 - 106)

6. Bố cục luận văn

3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp. Đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Để thực hiện

được nhiệm vụ cao cả này cần khắc phục những rào cản, bất cập hiện nay (biên chế, tiền lương…) để giáo viên yên tâm công tác, thực sự say sưa, tâm huyết với nghề. Giáo viên cần đảm bảo chuẩn theo quy định và thường xuyên

được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các khóa bồi dưỡng tránh dàn trải mà cần ngắn hạn, chuyên sâu và bồi dưỡng theo, sát nhu cầu thực tế, tạo động lực để giáo viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Căn cứ vào các Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước, Luật giáo dục, điều lệ của trường THPT, các văn bản pháp quy của Bộ giáo dục và

đào tạo; căn cứ vào mục tiêu của chính quyền địa phương, Sở Giáo dục và

đào tạo và tình hình cụ thể của nhà trường để cử giáo viên đi học tập, bồi dưỡng hàng năm. Cần có sự phân loại giáo viên để xác định nhu cầu về bồi dưỡng cho từng loại đối tượng cũng như hình thức đào tạo.

Tập trung bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, sử dụng đa dạng các hình thức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thời gian và trình độ của giáo viên như: bồi dưỡng sau đại học; bồi dưỡng các lớp tập huấn do Bộ, Sở tổ chức… Bồi dưỡng hàng ngày thông qua các việc tham gia vào các hoạt động thi giáo viên dạy giỏi, các giờ dạy chyên đề, các hoạt động ngoại khoá, công tác viết sáng kiến kinh nghiệm và áp dụng vào thực tiễn; tự bồi dưỡng qua các phương tiện thông tin; bồi dưỡng theo chuyên đề của từng cụm trường…

Không chỉ cần có chuyên môn mà giáo viên còn cần phải được trang bị

các kỹ năng triển khai hoạt động dạy học và giáo dục; kỹ năng nhận thức và kỹ năng nghiên cứu khoa học; kỹ năng hoạt động xã hội; kỹ năng tự học, lập kế hoạch, so sánh, đối chiếu, ghi chép tài liệu…

Việc bồi dưỡng tư tưởng, chính trị cần được tiến hành thường xuyên, giáo viên cần nắm vững phương châm, chủ trương, quan điểm, chính sách về

giáo dục của Đảng đểđịnh hướng đúng đắn vào công tác, nhiệm vụ cụ thể của bản thân.

Nâng cao năng lực quản lý lớp, giáo viên dạy giỏi nhưng không có kỹ

năng quản lý học sinh thì giờ dạy cũng không hiệu quả cao. Vì vậy, đòi hỏi ở

người giáo viên cách ứng xử linh hoạt và hiểu tâm lý học sinh. Tạo không khí cởi mở, thân thiện trong tương tác giữa thầy và trò, làm trò hứng thú, yêu thích môn học, mạnh dạn nói lên suy nghĩ và ý tưởng trong bài học nhưng lại phải đủ nghiêm túc để học trò không vượt quá phạm vi kiểm soát.

3.2.5.Tăng cường đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tt và tăng cường đầu tư cơ s vt cht v huyn nghèo.

Chính sách giáo dục, đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí: bố trí đủ giáo viên cho các huyện nghèo; hỗ trợ xây dựng nhà “bán trú dân nuôi”, nhà ở cho giáo viên ở các thôn, bản; xây dựng trường Dân tộc nội trú cấp huyện theo hướng liên thông với các cấp học ở huyện (có cả hệ phổ thông trung học nội trú) đểđáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ cho các huyện nghèo; tăng cường, mở rộng chính sách đào tạo ưu đãi theo hình thức cử tuyển và theo địa chỉ cho học sinh người dân tộc thiểu số, ưu tiên các chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, kế hoạch hóa gia đình, đào tạo giáo viên thôn, bản, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.

Xuất phát từ nhu cầu của nhà trường ở các địa phương nghèo, tỉnh Phú Thọ và Sở giáo dục và đào tạo có phương án điều động, huy động giáo viên có trình độ cao, giáo viên trẻ mới ra trườngvề công tác có thời hạn tại vùng khó khăn. Đây là một định hướng rất văn minh cần được triển khai rộng rãi.

đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng học tập, giảm thiểu sự mất cân bằng trong chất lượng giáo dục giứa các huyện, thành, thị.

Nhà trường tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, chính quyền cấp tỉnh đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động phụ

huynh học sinh chung sức, đồng lòng cùng với nhà trường xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, văn minh; tạo điều kiện tốt nhất để đội ngũ giáo viên trong trường được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn.

Ðể bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, ngành giáo dục đã huy động các nguồn lực, nhất là nguồn vốn từ chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên để cải tạo và xây mới phòng học, phòng bộ môn, phòng thiết bị, thư viện và các phòng chức năng theo điều kiện thực tiễn của từng địa phương. Bộ Giáo dục và Ðào tạo cũng triển khai xây dựng đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2015 và các đề án phát triển trường chuyên, phát triển giáo dục các huyện nghèo, hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú... nhằm tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp học.

Từng bước chuẩn hóa cơ sở vật chất trường, lớp học cho các cơ sở giáo dục, trong đầu tư cơ sở vật chất, các cấp có thẩm quyền cần tính toán kỹ lưỡng,

đầu tưđúng nơi, đúng chỗ, dành đầu tư cho những nơi còn khó khăn, tránh dàn trải. Mặt khác, các địa phương cũng cần cân đối ngân sách để cấp và hỗ trợ các trường tu bổ và xây dựng mới các phòng học đạt chuẩn; bảo vệ tốt các cơ sở

vật chất, trường, lớp học đã có. Ngành giáo dục và các cấp chính quyền cần huy động sức mạnh tổng hợp trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, động viên các nguồn lực phát triển giáo dục hiệu quả. Cần nhân rộng và biểu dương kịp thời những tấm gương hiến đất, đóng góp tiền của xây dựng trường, lớp học... nhằm từng bước giảm thiểu những thiếu thốn về trường, lớp học hoặc tình trạng trường, lớp học mượn tạm, tranh tre nứa lá một cách hiệu quả. Có

vậy mới góp phần bảo đảm các điều kiện tốt nhất phục vụ dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục.

3.2.6. Thc hin tt công tác thanh tra, kim tra và công tác thi đua trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức giáo dục tỉnh Phú Thọ (Trang 103 - 106)