Khó khăn, thách thức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức giáo dục tỉnh Phú Thọ (Trang 91 - 95)

6. Bố cục luận văn

2.4.2. Khó khăn, thách thức

2.4.2.1. Phải thích ứng với nhiều điểm mới của chương trình giáo dục phổ

thông mới

Sở dĩ giáo viên trung học phổ thông hiện nay mang tâm trạng lo lắng, bất an khi tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới vì họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; trước hết là giáo viên phải thích nghi với những điểm mới nổi bật của chương trình, cụ thể là: Kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông mới chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản từ lớp 1 đến lớp 9 (9 năm) gồm Tiểu học và THCS, nhằm trang bị

cho học sinh (HS) tri thức, kĩ năng nền tảng; hình thành phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi; chuẩn bị tâm thế cho việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng nhiều mặt của xã hội tương lai; đáp ứng yêu cầu phân luồng sau THCS theo các hướng: học lên THPT học nghề hoặc tham gia cuộc sống lao động và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (3 năm từ

lớp 10 đến lớp 12) nhằm phát triển năng lực theo sở trường, nguyện vọng của từng học sinh (HS), đảm bảo HS tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn sau giáo dục phổ thông có chất lượng hoặc tham gia cuộc sống lao động.

Điểm mới tiếp theo là hệ thống các môn học gồm các môn học bắt buộc (là môn học mà mọi HS đều phải học), môn học bắt buộc có phân hóa (là môn học mà nội dung được thiết kế thành các chủ đề hoặc học phần, môn học tự

chọn và môn học tự chọn bắt buộc (là môn học mà HS bắt buộc phải lựa chọn trong số các môn học định hướng nghề nghiệp ở lớp 11, 12 theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông). Điểm mới nữa làmột số môn học có tên mới và một số môn mới, hoạt động giáo dục mới (theo hướng tích hợp, liên môn và định hướng nghề nghiệp cho HS). Điểm mới cuối cùng là kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diện rộng ở

cấp quốc gia, cấp địa phương và các kỳ đánh giá quốc tế. HS hoàn thành các môn học, tích lũy đủ kết quảđánh giá theo quy định của Bộđược cấp bằng tốt nghiệp THPT (không tổ chức một kì thi chung như hiện nay).

Những điểm mới trên đòi hỏi người giáo viên phải được trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp, lẫn kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động dạy học; kết quả giáo dục phản ánh sựđầu tư và năng lực của người thầy.

2.4.2.2. Những hạn chế, bất cập vềđội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, kinh phí

đào tạo trong ngành giáo dục

Để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới cần giải quyết căn cơ vấn đề tình trạng đội ngũ giáo viên sẽ thừa thiếu cục bộ, một số giáo viên

đơn môn chắc chắn sẽ thừa, trong khi giáo viên môn nghệ thuật sẽ thiếu trầm trọng, đặc biệt là giáo viên dạy tích hợp một số môn chưa có; cơ sở vật chất, trang thiết bị, không gian riêng ở nhiều địa phương sẽ không đáp ứng được yêu cầu do có nhiều môn học mới, đòi hỏi rèn luyện kỹ năng, chú trọng giáo dục nhân cách cho học sinh; hơn nữa việc giáo dục trải nghiệm sáng tạo cũng cần kinh phí thực hiện và hơn hết là đảm bảo sự an toàn cho học sinh, tạo

niềm tin cho phụ huynh cùng đồng hành với nhà trường trong việc giáo dục con em mình.

2.4.2.3. Công tác xã hội hoá giáo dục

Trong những năm qua, các trường trung học phổ thông nói chung dưới sự lãnh chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, quản lý công tác xã hội hoá giáo dục đã được tiến hành dưới nhiều hình thức và đạt

được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt

được, việc thực hiện xã hội hoá giáo dục vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: một số xã, phường, cấp ủy, chính quyền địa phương, đoàn thể và cha mẹ học sinh (CMHS) chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình; chưa nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng của giáo dục; do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên một bộ phận học sinh phải bỏ học vào đời kiếm sống; một số lực lượng xã hội quan niệm cho rằng nội dung chính của công tác xã hội hoá giáo dục là chỉ huy động kinh phí trong nhân dân hoặc là

để cho dân lo là chính, dẫn đến việc đầu tư cho giáo dụcchưa đúng mức. Mặt khác, việc quản lý công tác xã hội hoá giáo dục còn thiếu biện pháp phù hợp, tính khả thi chưa cao. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến tâm lý của giáo viên khi giảng dạy, một khi chưa thật sự an tâm công tác thì chất lượng giáo dục sẽ

không đạt được kết quả như mong muốn.

2.4.2.4. Thách thức Xu thế hội nhập

Bên cạnh những khó khăn, giáo viên còn đối mặt với những thách thức về sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tếđòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, trong khi nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho giáo dục của Nhà nước và phần đông gia đình còn hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đặt ra nhiệm vụ nặng nề và thách thức lớn đối với sự phát triển GD&ĐT; khoảng cách giàu nghèo giữa các

nhóm dân cư, sự phát triển không đều giữa các địa phương vẫn tiếp tục là nguyên nhân dẫn đến thiếu bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục và khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các đối tượng người học và các vùng miền.

Nhận thức của các lực lượng xã hội về vai trò của giáo dục

Nhận thức về vai trò giáo dục chưa thực sự thống nhất, đồng thuận trong các cấp quản lý và các tầng lớp nhân dân. Vẫn còn tư duy bao cấp, sức ì trong nhận thức, tác phong quan liêu trong ứng xử với giáo dục của nhiều cấp, nhiều ngành, của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bệnh thành tích, hư

danh, chạy theo bằng cấp trong cán bộ và người dân chậm được khắc phục.

Hệ lụy của sự tiến bộ xã hội

Khoảng cách phát triển về KT- XH, khoa học và công nghệ, GD&ĐT giữa nước ta và các nước tiên tiến trong khu vực, trên thế giới có xu hướng gia tăng, hội nhập quốc tế và sự phát triển của kinh tế thị trường đang làm nảy sinh nhiều nguy cơ tiềm ẩn như sự thâm nhập lối sống không lành mạnh, xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc; sự thâm nhập của các loại dịch vụ giáo dục kém chất lượng, lạm dụng dạy thêm, học thêm, chạy trường, chạy điểm...

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC GIÁO DỤC TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG TỈNH PHÚ THỌ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức giáo dục tỉnh Phú Thọ (Trang 91 - 95)