Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức giáo dục tỉnh Phú Thọ (Trang 51 - 55)

6. Bố cục luận văn

1.4.2. Yếu tố chủ quan

1.4.2.1. Chính sách riêng của trường

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011 - 2020) đã đề ra mục tiêu về giáo dục và đào tạo là: giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp

ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục, y tếđạt trình độ

tiên tiến, hiện đại; số sinh viên đạt 450 trên một vạn dân và phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt...

Dựa vào chính sách chung của Nhà nước, từng tỉnh và trường học có chính sách, cơ chế riêng phù hợp với địa phương, môi trường làm việc của từng trường, sao cho phù hợp nhất và phát huy tuyệt đối hiệu quả dạy và học. Tạo điều kiện bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền giáo dục hiện đại.

1.4.2.2. Môi trường làm việc

Môi trường sư phạm, bầu không khí dân chủ cởi mở trong nhà trường có tác động đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Tác động đến tâm tư, tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên nhà trường. Bầu không khí làm việc trong nhà trường tốt sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường nhất là phát triển đội ngũ giáo viên.

Uy tín, thương hiệu của nhà trường càng tốt thì càng thu hút được giáo viên và công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên gặp thuận lợi. Giáo viên trách nhiệm và gắn bó với nhà trường. Uy tín, thương hiệu nhà trường mạnh sẽ giúp trường thuận lợi trong công tác tuyển sinh góp phần tăng thêm việc làm, thu nhập và các chính sách lương, thưởng, đãi ngộ đối với tập thể nhà trường đặc biệt là đội ngũ giáo viên tốt hơn, tạo động lực khiến giảng viên tự

giác gắn bó với nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên.

Vì vậy, môi trường giảng dạy mà nhà trường tạo ra có vai trò quyết

định vì ở đó quá trình giáo dục được thực hiện một cách hệ thống bởi các yếu tố xác định: mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục. Hệ thống đó được vận hành, phát triển bền vững nhờ động lực được tạo ra bởi tương tác hoạt động dạy và học. Nói theo chủ thể

hoạt động thì đó là tương tác hoạt động giữa giáo viên và học sinh. Bản chất tương tác đó là vai trò quyết định của hoạt động dạy đối với hoạt động học và cũng là nhấn mạnh vai trò quyết định của giáo viên đối với chất lượng giáo dục

Bên cạnh yếu tố về đội ngũ giáo viên thì cơ sở vật chất, trang thiết bị

dạy học là một trong những điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của nhà trường. Do đó, việc tăng cường cơ sở vật chất, trang bị các phương tiện giảng dạy và học tập hiện đại trong trường học sẽ góp phần đào tạo nên đội ngũ lao

động có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế hội nhập hiện nay.

Trình độ nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên góp phần lớn trong việc quản lý phát triển. Phát huy được thế mạnh của giáo viên trong giảng dạy và tham gia các hoạt động của nhà trường tạo điều kiện để nâng cao

chất lượng và hiệu quả giảng dạy, đồng thời cũng góp phần tích cực cho công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên với nhiệt tình và tự giác.

Việc xây dựng bộ máy quản lý hợp lý, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, hoạt động có hiệu quả có vai trò quan trọng đối với việc phát triển môi trường giáo dục trong đó có công tác phát triển đội ngũ giáo viên.

Đội ngũ cán bộ quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà trường. Cán bộ quản lý phải là những người đứng đầu trong giảng dạy, nắm chắc và hiểu sâu sắc mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo, biết chỉ đạo, tổ

chức giảng dạy học tập có hiệu quả, là trung tâm thu hút đội ngũ giảng viên. Trình độ chuyên môn của giáo viên và phương pháp giảng dạy cũng chính là yếu tố quyết định đối với chất lượng dạy và học. Giáo viên phải luôn trau dồi bản thân, đổi mới phương pháp dạy học không chỉ xoay quanh lí thuyết khô khan mà đưa học sinh lắng nghe bài giảng một cách chăm chú hơn khi bài giảng gần gũi với thực tế.

1.4.2.3. Chếđộđãi ngộ

Tạo động lực lao động giúp cho người giáo viên có thể tự hoàn thiện mình. Khi có động lực trong lao động, người giáo viên sẽ nỗ lực hơn để lao

động học hỏi, đúc kết được những kinh nghiệm trong công việc, nâng cao kiến thức, trình độ để tự hoàn thiện mình. Khi kích thích bất cứ hoạt động nào của người giáo viên, các cán bộ quản lý phải chú ý tới các yêu tố tâm lý như

mục đích công việc, nhu cầu hứng thú, động cơ làm việc của mỗi cá nhân. Việc tạo động lực kích thích lao động làm việc có tác dụng gắn kết giữa các cán bộ giáo viên với cơ quan, trường học để giữ được cán bộ giáo viên giỏi.

Điều này giúp tăng mức độ hài lòng, niềm tin, sự gắn bó và tận tâm của các giáo viên trong cơ quan trường học; Giảm thời gian chi phí tuyển và đào tạo các giáo viên mới. Đó là nền tảng để tăng quy mô đào tạo nâng cao chất lượng và cải thiện đời sống người giáo viên

Động lực làm việc của giáo viên do nhiều yếu tố chi phối, trong đó chính sách bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần có vai trò rất quan trọng. Có thể nói, trong ngạch viên chức, giáo viên được ưu đãi hơn so với viên chức sự nghiệp các ngành khác, vì ngoài lương còn có phụ cấp giảng dạy và thâm niên. Điều này đã phần nào giảm bớt khó khăn của đội ngũ “trồng người”. Tuy nhiên, so với mức sống chung của xã hội, một bộ phận không nhỏ giáo viên còn gặp khó khăn do không có thu nhập nào khác ngoài những khoản đã nêu trên. Vì vậy, ngoài tiền lương, phụ cấp, cần có quan tâm đến phúc lợi cho giáo viên.

Kết quả khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của giáo viên đối với công việc cho thấy, “chế độ tiền lương và phúc lợi” là yếu tố thứ 3. Vì thế, bên cạnh chăm lo đời sống vật chất cần chú ý tới đời sống tinh thần cho giáo viên thông qua hoạt động tham quan, giao lưu để làm giàu vốn sống, tri thức…

CHƯƠNG 2

THC TRNG NÂNG CAO CHT LƯỢNG ĐỘI NGŨ

VIÊN CHC GIÁO DC TRUNG HC PH THÔNG

TNH PHÚ TH

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức giáo dục tỉnh Phú Thọ (Trang 51 - 55)