90
Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động rất quan trọng trong hệ
thống quản trị nguồn nhân lực, nhằm phản ánh chính xác kết quả thực hiện công việc của người lao động, làm cơ sở cho người lãnh đạo đưa ra các quyết
định liên quan đến công tác tiền lương, thưởng, thăng tiến, đào tạo... Trong thời gian qua, hệ thống đánh giá thực hiện công việc của Công ty cổ phần Vận tải và Chế biến than Đông Bắc còn một số điểm chưa phù hợp như phân tích tại chương 2. Vì vậy, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ
thống đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cổ phần Vận tải và Chế biến than Đông Bắc như sau:
- Xác định rõ mục tiêu đánh giá: Do đánh giá thực hiện công việc nhằm trả tiền lương, tiền thưởng, đào tạo phát triển nên mục tiêu đánh giá cần gắn với 3 mục tiêu của quản lí là:
+ Mục tiêu kinh tế: dùng kết quảđánh giá để trả lương, thưởng… + Mục tiêu hành chính: thăng tiến, thuyên chuyển, chấm dứt hợp đồng lao động và còn là điều kiện để xét chuyển quân nhân chuyên nghiệp.
+ Mục tiêu đào tạo: so sánh các kiến thức, kĩ năng giữa yêu cầu và thực tế, nhằm phát hiện ra những nhu cầu cần được bổ sung để từđó xây dựng kế
hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Thiết kế các chỉ tiêu đánh giá đầy đủ, chi tiết: dựa vào các bản phân tích công việc, song cần bổ sung thêm các chỉ tiêu nhằm phát hiện ra các tiềm năng của người lao động. Ví dụ, có thể thêm các chỉ tiêu sau: khả năng áp dụng các kiến thức và kĩ năng; phẩm chất, quan hệ đồng nghiệp... Phải xây dựng các tiêu chí đánh giá thực hiện công việc cụ thể cho từng chức danh công việc. Các tiêu chí này dựa trên bản mô tả công việc của chức danh đó mà đơn vị nào cũng cần phải có. Việc xây dựng chỉ số Ki dựa trên các chỉ tiêu mang tính định lượng sẽ tránh được việc đánh giá trên cơ sở cảm tính, đảm
91
bảo tính lương đúng với đánh giá thực hiện nhiệm vụ, thúc đẩy động lực cho người lao động, nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng trong trả lương.
- Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp và khoa học: phương pháp
đánh giá phù hợp nhất đối với Công ty cổ phần Vận tải và Chế biến than
Đông Bắc hiện nay là phương pháp thang đo đánh giá đồ họa. Việc đánh giá sẽ do hai người thực hiện đó chính là bản thân công nhân sản xuấttựđánh giá về kết quả thực hiện công việc của mình và người lãnh đạo trực tiếp đánh giá. Kết quả số điểm do người lãnh đạo trực tiếp đánh giá sẽđược sử dụng
để qui đổi sang thứ hạng và hệ số thành tích. Còn sốđiểm do công nhân sản xuấttự đánh giá sẽ được sử dụng để tham khảo và so sánh với kết quả đánh giá của người sử dụng lao động. Trên cơ sở đó làm cơ sở để giải thích, trao
đổi, phản hồi thông tin giữa công nhân sản xuấtvà người lãnh đạo trực tiếp khi có sự chênh lệch về kết quảđánh giá nhằm có sựđánh giá chính xác nhất.
Cần phải huấn luyện thêm những người làm công tác quản lý và những người làm công tác đánh giá về kĩ năng đánh giá thực hiện công việc của nhân viên. Ngoài ra, người lãnh đạo cũng nên thảo luận với nhân viên về nội dung và phạm vi đánh giá, chỉ rõ lĩnh vực cần đánh giá, chu kì thực hiện đánh giá và thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá. Điều quan trọng hơn trong
đánh giá thực hiện công việc là cần chỉ ra các phương hướng, cách thức cải tiến thực hiện công việc, đề ra các chỉ tiêu mới cho nhân viên. Phổ biến với công nhân sản xuất để họ hiểu cách thức đánh giá, tránh những bất mãn trong quá trình đánh giá.