Sự quan tâm của người lao động đối với công tác đánh giá thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Trang 76 - 77)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.4. Sự quan tâm của người lao động đối với công tác đánh giá thực hiện

công việc

Mỗi cá nhân người lao động đều có những động cơ và mối quan tâm riêng trong công việc, có những người nhu cầu chính về mặt kinh tế để đảm bảo cuộc sống, có những người mong muốn tiến lên vị trí lãnh đạo, có những người mong muốn hoàn thiện bản thân mình...chính vì thế sự quan tâm của mỗi người đối với công việc hoàn toàn khác nhau. Trong bảng hỏi thu thập thông tin, học viên có đưa ra câu hỏi rằng “Việc ĐGTHCV đem lại lợi ích gì cho cá nhân anh/ chị?” Đây là câu hỏi có thể thăm dò được về nhu cầu của người lao động trong công việc, và kết quả là 100% người lao động được đều thấy lợi ích từ việc trả thưởng cuối năm, thêm vào đó có tới 42% số người

được hỏi không có mong muốn tham gia vào việc xây dựng các tiêu chuẩn mà hoàn toàn tuân theo sự sắp xếp của cấp trên. Điều này phản ánh tâm lý của các đối tượng lao động trên có mối quan tâm chính là mục tiêu kinh tế, và quen cách quản lý mệnh lệnh, ít có sự chủ động tham gia vào công tác xây dựng tiêu chí đánh giá. Đây chủ yếu là nghiên cứu viên, trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện triển khai các đề tài, dự án, họ thấy hài lòng với cách làm việc quản lý mệnh lệnh. Việc đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của người lao

động là điều rất khó đối với các nhà quản lý, làm sao vừa dung hòa được nhu cầu của NLĐ vừa hướng được tới mục tiêu của tổ chức trong hoạt động

ĐGTHCV đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ các nội dung nhiệm vụ của người lao

động, phân loại các nội dung đánh giá theo cấp độ ưu tiên.

Trong tổng số cán bộ tại Viện có 71.87% là nữ còn lại 28.13% là nam. Giới tính cũng là yếu tố ảnh hưởng tới ĐGTHCV bởi khả năng lao động, đặc

riêng, thể chất yếu hơn và công việc gia đình, chăm sóc con cái khiến cho việc thực hiện công việc có nhiều hạn chế hơn so với nam giới. Do đó, sự

quan tâm tới công việc của nữ giới bị chi phối bởi nhiều yếu tố bên ngoài hơn nam giới.

2.4. Đánh giá chung về công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)