Khuyến nghị đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ, viên chức của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (Trang 98 - 102)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Khuyến nghị đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam

BHXH Việt Nam là cơ quan BHXH cấp trên trực tiếp quản lý, ban hành, hướng dẫn việc thực hiện, tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác đào tạo cán bộ, viên chức của BHXH thành phố Hà Nội. Bởi vậy để tạo điều kiện cho cơ quan BHXH thành phố Hà Nội nói riêng và BHXH các tỉnh, thành phố nói chung có thể làm tốt công tác đào tạo cán bộ, viên chức thì BHXH Việt Nam cần:

Phân cấp nhiều hơn cho BHXH thành phố Hà Nội nhằm tạo sự chủ động trong công tác đào tạo, phát huy nội lực, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụđược giao; gắn phân cấp công việc với phân cấp tài chính, tổ chức và cán bộ.

Hỗ trợ BHXH thành phố Hà Nội khắc phục những khó khăn như vấn đề cập nhật công nghệ mới vào công tác đào tạo cán bộ, viên chức nói riêng, các công tác về BHXH nói chung mà cơ quan BHXH thành phốđảm nhận.

Tạo điều kiện để viên chức của cơ quan nâng cao trình độ, năng lực và tạo cơ chế khuyến khích việc học tập nâng cao bằng những quyền lợi cụ thể.

Có sự chỉ đạo, theo dõi bám sát hơn nữa công tác đào tạo cán bộ, viên chức của cơ quan để cơ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Khi phân bổ dự toán thu chi hàng năm cho BHXH các tỉnh, thành phố cần căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương để giao phù hợp. Điều chỉnh tăng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức.

Nâng cao nhận thức của công chức, viên chức về vai trò, nhiệm vụ của công tác đào tạo; trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị trong việc bảo đảm chất lượng, hiệu quả trong công tác đào tạo: Thông qua các hội nghị sơ kết, tổng kết, hội thảo chuyên đềđể nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo các cấp về nhiệm vụ của công tác đào tạo là trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp làm việc, kinh nghiệm điều hành, xử lý công việc. Quán triệt và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, “học để làm việc”, “làm việc gì thì học để làm việc ấy cho tốt”. Đề cao tinh thần học và tự học, tăng cường nhận thức về trách nhiệm học tập suốt đời, không ngừng nâng cao năng lực làm việc, năng lực thực thi nhiệm vụ, công vụ của viên chức. Khuyến khích công chức, viên chức lựa chọn những chương trình bồi dưỡng cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng phù hợp với công việc, vị trí việc làm đang đảm nhận.

Xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ, khoa học: Không ngừng cải tiến, hoàn thiện Quy chếđào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc Hệ thống BHXH Việt Nam; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sử dụng công chức, viên chức trong việc xác định nhu cầu và cử công chức, viên chức tham dự các khóa đào tạo bảo đảm hiệu quả gắn với yêu cầu công việc; có cơ

chế khuyến khích công chức, viên chức học và tự học để đáp ứng yêu cầu trình độ theo quy định, không ngừng nâng cao trình độ và năng lực làm việc. Xây dựng và ban hành quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn nghiệp vụ hằng năm của BHXH Việt Nam để thống nhất trong tổ chức thực hiện.

- Nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của Trường Đào tạo Nghiệp vụ BHXH: Giảng viên Trường phải có trình độ chuyên môn phù hợp, có ít nhất 05 năm kinh nghiệm hoạt động thực tiễn quản lý và có năng lực sư phạm. Xây dựng đội ngủ giảng viên cơ hữu bảo đảm sau năm 2022, giảng viên cơ hữu đảm nhiệm từ 70% trở lên thời lượng của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng mà Trường thực hiện; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm cho đội ngũ giảng viên; xây dựng quy chế quy định trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tham gia giảng dạy cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng, phương pháp và trao đổi kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập bảo đảm điều kiện dạy và học có chất lượng, từng bước triển khai mô hình đào tạo trực tuyến.

- Biên soạn mới, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, bồi dưỡng: Tổ chức biên soạn các chương trình bồi dưỡng vềđạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp. Rà soát, đánh giá chất lượng các tài liệu bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ BHXH, BHYT, BHTN hiện hành; khuyến khích tổ chức các chương trình bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày với mục đích cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng theo nhu cầu, theo hướng “cầm tay chỉ việc”.

- Nâng cao năng lực quản lý công tác đào tạo: Quán triệt nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sử dụng công chức, viên chức đối với công tác đào tạo. Cử công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp quản lý công tác đào tạo. Triển khai đánh giá chất lượng công tác đào tạo theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

- Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế: Tăng cường huy động, hợp tác với các tổ chức, cá nhân có năng lực, uy tín ở nước ngoài tham gia giảng dạy các khóa đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc hệ thống BHXH Việt Nam, đặc biệt đối với các khóa cập nhật kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nâng cao năng lực hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức như du học nước ngoài, kết hợp đào tạo, bồi dưỡng trong nước với học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.

- Cơ cấu cho BHXH cấp tỉnh, thành phố vị trí chuyên trách vềđào tạo, cán bộ, viên chức. Thực tế hiện nay BHXH cấp tỉnh nói chung và BHXH thành phố Hà Nội nói riêng trong cơ cấu tổ chức không có bộ phận chuyên trách làm công tác đào tạo. Phòng tổ chức cán bộđảm nhận các hoạt động liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, phòng có ít nhân viên. Đồng thời họ không phải là những người có chuyên môn về đào tạo, bồi dưỡng. Thực tế, khi cấp trên có thông báo về các lớp đào tạo bồi dưỡng, cử ai đi học cũng không theo nguyên tắc “nhu cầu”. Cần có những cán bộ, viên chức chuyên trách về công tác đào tạo và cho họđi học các lớp nhằm trang bịđủ kiến thức, kỹ năng làm công tác đào tạo. Bộ phận chuyên trách vềđào tạo phải kết hợp với các nhà quản lý BHXH thành phố và các viên chức quản lý BHXH cấp huyện để xác định “nhu cầu” đào tạo bồi dưỡng hàng năm, quý cho từng viên chức.

- Bố trí đủ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch; sử dụng kinh phí cho công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ theo đúng quy định của pháp luật; thu hút và đa dạng hóa nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo từ tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Có cơ chế phân bổ và quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm sự chủđộng, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí đào tạo.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ, viên chức của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)