Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác đào tạo cán bộ,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ, viên chức của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (Trang 74 - 76)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác đào tạo cán bộ,

Trong phần này, tác giả không đề cập đến nguyên nhân tạo nên những ưu điểm của công tác đào tạo. Vấn đề cơ bản cần quan tâm là nguyên nhân của hạn chế, tồn tại để khắc phục.

Nguyên nhân thứ nhất, quy chế đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành đã được ban hành, trong đó nêu ra khá đầy đủ nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành BHXH. Tuy nhiên, việc phân cấp cho BHXH cấp tỉnh chủ động về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cũng như kinh phí thực hiện còn hạn chế.

Nguyên nhân thứ hai thuộc về nội tại bên trong của ngành BHXH Ngành BHXH hoạt động trên khá nhiều lĩnh vực; mỗi lĩnh vực đòi hỏi một năng lực khác nhau về chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, các viên chức cũng định kỳ thuyên chuyển vị trí việc làm khi đủ ba năm đảm nhiệm vị trí theo quy định của BHXH Việt Nam. Bởi vậy, khi xây dựng chương trình đào tạo thường chỉ có thể chuẩn hóa năng lực chuyên môn nghiệp vụ chứ khó đưa ra những lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng phù hợp cho từng nhóm đối tượng viên chức.

Nguyên nhân thứ ba, việc xác định nhu cầu đào tạo nói riêng và công tác đào tạo nói chung của BHXH thành phố Hà Nội đều do viên chức Phòng Tổ chức cán bộ thực hiện như là một việc kiêm nhiệm. Những người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng không được đào tạo bài bản về lĩnh vực quản trị nhân lực nên việc xác định nhu cầu đào tạo vô hình chung chỉ dựa vào yêu cầu của cấp trên hay thông qua việc khảo sát nhu cầu của viên chức.

Nguyên nhân thứ tư, chưa có chế tài bắt buộc viên chức phải đi học. Mặc dù các chương trình học mang tính bắt buộc phải có, nhưng những ai

không có đều chưa có quy định xử lý. Một số viên chức quản lý và viên chức chưa hiểu được vai trò của việc đào tạo.

Nguyên nhân thứ năm, giảng viên được BHXH thành phố mời giảng dạy, một phần là cán bộ của ngành, tuy nhiều kinh nghiệm thực tế nhưng lại yếu về khả năng sư phạm. Các giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì lại ít kiến thức thực tế về lĩnh vực BHXH nên trong khâu liên hệ nhiều khi chưa tạo được hứng thú cho người học. Số lượng những giảng viên vừa có nghiệp vụ sư phạm, vừa có kinh nghiệm chuyên môn ít, không đủ đáp ứng nhu cầu đào tạo của toàn ngành. Bên cạnh đó, hiện đại hóa trong công tác đào tạo chưa theo kịp yêu cầu: Cơ sở vật chất vẫn còn thiếu, trang thiết bị chưa đầy đủ. Nhiều cơ sở đào tạo, chất lượng phục vụ chưa tốt như ở Trường đào tạo nghiệp vụ BHXH cơ sở Xuân Thành, Hà Tĩnh nhiều học viên sau khóa đào tạo, bồi dưỡng phàn nàn về chất lượng bữa ăn.

Nguyên nhân thứ sáu, BHXH thành phố Hà Nội chưa có bộ máy chuyên trách về công tác đào tạo. Cán bộ phụ trách công tác đào tạo còn là cán bộ kiêm nhiệm của phòng Tổ chức cán bộ.

Nguyên nhân thứ bảy, chưa có cơ chế phân cấp mạnh mẽ cho BHXH cấp tỉnh tự chủ về ngân sách đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị. BHXH thành phố Hà Nội chỉ chủđộng được phần ngân sách đào tạo, bồi dưỡng theo dự toán và phần chi phí tiết kiệm được của đơn vị.

Chương 3

GII PHÁP NHM HOÀN THIN CÔNG TÁC

ĐÀO TO CÁN B, VIÊN CHC CA BO HIM XÃ HI THÀNH PH HÀ NI

3.1. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ, viên chức của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ, viên chức của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (Trang 74 - 76)