Phân tích các nhân tố môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ, viên chức của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (Trang 69 - 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Phân tích các nhân tố môi trường bên ngoài

Chủ trương chính sách của Nhà nước, của BHXH Việt Nam về công tác

đào tạo cán bộ, viên chức của BHXH thành phố Hà Nội.

Kể từ khi có các văn bản pháp luật vềđào tạo, bồi dưỡng viên chức của Chính Phủ và đặc biệt là Quyết định số 1084/QĐ-BHXH về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức (CCVC) ngành BHXH giai đoạn 2017- 2020. Hoạt động này đã tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả công việc, giúp cho viên chức trong Ngành có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc được giao.

Chủ trương chính sách được cụ thể bằng văn bản bắt buộc viên chức phải học bổ sung thêm kiến thức theo chuẩn ngạch đối với từng chức danh, nhiệm vụ trong quá trình công tác giúp cho kỹ năng nghề nghiệp, trình độ được nâng cao. Mặt khác, chủ trương chính sách cụ thể vềđào tạo, bồi dưỡng là quyền lợi để viên chức được đào tạo, bồi dưỡng. Công tác đào tạo để nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, viên chức đòi hỏi phải có sự tham gia của các đơn vị liên quan, mà cụ thểởđây là Trường đào tạo nghiệp vụ của BHXH Việt Nam, của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó, là sự tham gia chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, để tạo điều kiện tốt nhất cho BHXH thành phố, BHXH các quận, huyện, thị xã có cơ sở và có nguồn lực để tổ chức các khóa đào tạo trong phạm vi cho phép của BHXH thành phố.

Yêu cầu của ngành, địa phương về công tác đào tạo cán bộ, viên chức

Công tác đào tạo cán bộ, viên chức chịu ảnh hưởng rất nhiều của các phòng, ban làm công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng các cấp. Đối với việc đào tạo cán bộ, viên chức BHXH thành phố Hà Nội thì nó chịu ảnh hưởng của các phòng, ban làm công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng của thành phố và trực tiếp là Phòng Tổ chức cán bộ. Nếu người làm công tác theo

dõi vềđào tạo, bồi dưỡng quan tâm tới việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác của viên chức thì họ sẽ chú trọng tới việc lập kế hoạch, đồng thời tham mưu giúp lãnh đạo cử viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời tham mưu giúp lãnh đạo ban hành các chếđộưu tiên đối với viên chức tham gia học tập. Ngược lại, người làm công tác đào tạo nhưng không hiểu về đào tạo, không nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo thì họ sẽ không quan tâm tới công tác đào tạo.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ, viên chức của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)