7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội Nội
BHXH thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số 15/QĐ- TCCB của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/1995 trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH thuộc sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội. Ngay sau đó, BHXH các quận, huyện được thành lập, tạo thành một hệ thống tổ chức chuyên ngành từ Trung ương đến địa phương. Nhằm thực hiện cải cách, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của Chính phủ cho phù hợp với điều kiện mới, ngày 24/01/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 20/2002/QĐ-Ttg về việc chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam. Theo đó, từ tháng 01/2003, BHXH Thành phố Hà Nội tiếp nhận toàn bộ bộ máy cán bộ, chức năng, nhiệm vụ của BHYT Hà Nội và BHYT các ngành Giao thông vận tải, dầu khí, than chuyển sang. Từ đây, BHXH thành phố Hà Nội thực hiện toàn diện chính sách BHXH và BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện đối với nhân dân và NLĐ trên địa bàn Thủđô.
Với việc thực hiện mở rộng địa giới hành chính của thành phố Hà Nội theo nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29 tháng 5 năm 2008 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, Bảo hiểm các hội thành phố Hà Nội đã được tổ chức lại theo quyết định số 3902/QĐ-BHXH ngày 24/7/2008 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở sáp nhập, hợp nhất các đơn vị thuộc BHXH thành phố Hà Nội (cũ), BHXH tỉnh Hà Tây và BHXH huyện Mê Linh. Dưới sự lãnh đạo, chỉ
đạo của BHXH Việt nam, BHXH thành phố Hà Nội đã nhanh chóng ổn định tổ chức, hoạt động có hiệu quả và hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụđược giao, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của mình trong việc đảm bảo quyền lợi cho người tham gia và thụ hưởng chính sách, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thủđô.
Sau gần 25 năm thành lập và phát triển, BHXH Thành phố Hà Nội không ngừng phát triển cả về bộ máy tổ chức cán bộ và chất lượng hoạt động, đủ sức gánh vác nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Chính phủđã giao phó. Tính đến hết năm 2018, BHXH Thành phố Hà Nội có 44 đơn vị trực thuộc, gồm 14 phòng nghiệp vụ và 30 Bảo hiểm xã hội quận/huyện/thị xã với gần 1400 cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng. Trong đó trên 70% là nữ giới; 97,96% có trình độ đại học và trên đại học.