Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thì việc xảy ra nợ xấu do những nguyên nhân khách quan hay chủ quan là một điều không tránh khỏi. Đây là con số mà ngân hàng luôn muốn khống chế nó ở một con số hợp lý vì nếu đẩy mạnh nâng cao chất lượng tín dụng thì đồng nghĩa với việc phải giảm nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể. Đôi khi chi phí để thu những khoản nợ xấu này tăng còn cao hơn cái được vì vậy ngân hàng sẽ kiềm chế nợ xấu ở mức có thể chấp nhận được. Thông thường việc ngân hàng đẩy mạnh cho vay ngắn hạn và hạn chế cho vay dài hạn là vì muốn hạn chế rủi ro tín dụng vì nếu cho vay theo thời hạn càng dài thì mức độ xảy ra rủi ro đối với món vay đó càng cao.
Nợ ngắn hạn của cho vay tiêu dùng tuy chiếm tỷ trọng cao nhưng nợ xấu là thấp, thấp hơn cả so với nợ trung và dài hạn trong khi dư nợ trung và dài hạn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Nợ xấu thuộc món vay ngắn hạn thấp nhưng đang có bước phát triển nhanh chóng, trong năm 2012 nợ xấu tuy chỉ đạt mức 63 triệu đồng nhưng đã tăng gấp 3 lần so với năm 2011, sang năm 2013 nợ xấu tiếp tục tăng thêm 12 triệu đồng nữa, nếu xem xét nợ, con số nợ xấu của một Chi nhánh ngân hàng chỉ ở mức vài chục triệu đồng thì nhìn chung là không đáng kể và cũng có thể cho rằng ngân hàng đang hoạt động tốt nhưng xem lại tốc độ tăng của nợ xấu thì thật sự là đáng lo lắng vì nó đã tăng lên gấp 3,4 lần chỉ trong 2 năm 2012, 2013. Trong năm 2012 thông tin Ngân hàng Western bank chuẩn bị sáp nhập với công ty cổ phần Tài chính Dầu khí Việt Nam, điều này đã làm cho một số người hiểu sai bản chất của việc hợp nhất nên đã cố tình không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, việc thông tin hợp nhất làm cho những ngươi này mất đi tính có trách nhiệm với các khoản nợ của mình vì vậy mà nợ quá hạn luôn tăng nhanh. Trong sáu tháng đầu năm 2014 ngân hàng Pvcombank chính thức đi vào hoạt động nhưng tình hình nợ xấu vẫn không được kéo giảm, chỉ trong sáu tháng nợ quá hạn đã đạt mức của cả năm 2013 là 75 triệu đồng, tăng 38,39% so với cùng kỳ năm 2013. Sự tăng này là do thông tin sát nhập của hai tổ chức tài chính này vẫn còn nhiều người hiểu sai bản chất, cố tình không trả nợ để trục lợi vì vậy mà nợ xấu liên tục tăng.
56
Nợ xấu trung và dài hạn: đối với các khoản nợ ngắn hạn thì tình hình nợ xấu tăng nhanh nhưng chưa thật sự có sức ảnh hưởng đối với ngân hàng nhưng đối với các khoản nợ xấu của trung và dài hạn thì khác. Nợ xấu của trung và dài hạn của năm 2012 đã thật sự ảnh hưởng lớn đến chi nhánh khi trong năm 2012 nợ xấu đã tăng gấp hai lần năm 2011 đạt mức 927 triệu đồng đây là một con số khá lớn vì dư nợ trung dài hạn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ nhưng con số nợ xấu thì lại lớn, nếu tính tỷ lệ nợ xấu của nợ trung và dài hạn tăng nhanh thì chất lượng tín dụng của ngân hàng kém. Nguyên nhân là do tính chất chung của các khoản nợ trung và dài hạn, do trong một khoản thời gian dài nên rủi ro xảy ra cao hơn, nhiều khách hàng của chi nhánh bị mất việc cũng như làm ăn thua lỗ dẫn đến việc trả nợ chậm trễ hoặc không thể trả nợ.