Qua bảng số liệu ta thấy thực trạng doanh số cho vay theo mục đích tiêu dùng của ngân hàng giai đoạn từ năm 2011-2013, nhìn chung chỉ tiêu này có sự gia tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng là 40.660 triệu đồng, tăng 29,26% so với năm 2011, tương đương mức tăng 9.204 triệu đồng. Chuyển sang năm 2013, chỉ tiêu này tăng chậm lại với tỷ lệ 3,58% so với năm trước đó. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn là các khoản cho vay ngắn hạn (chiếm trên 80% doanh số cho vay tiêu dùng) còn các khoản cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng vẫn có xu hướng tăng dần theo thời gian. Chúng ta xem xét cụ thể doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung dài hạn để thấy r nguyên nhân của sự tăng trưởng doanh số cho vay trong hai khoản mục này:
Doanh số cho vay ngắn hạn: Trong cơ cấu cho vay của ngân hàng thì các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn các khoảng vay trung và dài hạn và có xu hướng tăng. Năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn là 27.681 triệu đồng thì năm 2012 con số này đã tăng lên 35.264 triệu đồng, tăng 27,40% so với năm 2011. Đến năm 2013 cho vay ngắn hạn chỉ tăng thêm 7,6% so với năm trước đó tương đương 2.679 triệu đồng. Nguyên nhân giải thích cho sự tăng trưởng này là
40
Bảng 4.1: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn qua ba năm 2011-2013 và sáu tháng đầu năm 2014
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 2012-2011 2013-2012 6T/2014-6T/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 27.681 35.264 37.943 19.339 31.452 7.583 27,40 2.679 7,60 12.113 62,64 Trung và dài
hạn 3.775 5.396 4.282 2.712 3.198 1.621 42,94 (1.114) (20,65) 486 17,92
Tổng 31.456 40.660 42.225 22.051 34.650 9.204 29,26 1.565 3,85 12.599 57,14
41
do trong khoản mục cho vay tiêu dùng ngắn hạn của ngân hàng hiện nay chiếm trên 70% các khoản cho vay cầm cố sổ tiết kiệm. Vì khách hàng gửi tiền vào ngân hàng khá lớn được thể hiện bằng huy động vốn của ngân hàng tăng qua các năm. Nhưng đa phần khách hàng tạm thời có vốn nhàn rỗi nên gửi vào ngân hàng với mục đích gia tăng lợi nhuận. Đặc biệt đối với khách hàng cá nhân thì phần lớn đó là khoảng tiền tích góp được của họ. Từ thực tế trên, nhiều khách hàng của ngân hàng khi gặp khó khăn về tài chính họ chọn việc cầm cố sổ tiết kiệm của ngân hàng để xoay sở trong thời gian ngắn vì thủ tục cho vay cầm cố sổ tiết kiệm do ngân hàng phát hành là rất nhanh chóng và số tiền vay giá trị có thể lên tới 100% số tiền khách hàng đã gửi ban đầu. Thực tế này có thể lý giải vì sao cho vay tiêu dùng ngắn hạn lại có sự tăng trưởng qua các năm như vậy.
Doanh số cho vay trung và dài hạn: tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng nhưng đó là những khoản cho vay thể hiện đúng bản chất của cho vay tiêu dùng, bởi vì các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng nhằm phục vụ các mục đích như: mua hàng tiêu dùng trả góp, mua xe máy trả góp, mua nhà đất, xây dựng sửa chữa nhà để ở, nguồn trả nợ từ lương hoặc từ hoạt động kinh doanh… Doanh số cho vay tiêu dùng trong giai đoạn 2011-2013 có sự biến động không ổn định. Năm 2012, doanh số cho vay tiêu dùng trung và dài hạn là 5.396 triệu đồng, tăng 42,94% tương đương 1621 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, lại có xu hướng giảm xuống, cụ thể doanh số cho vay giảm tới 20,65% so với năm 2012 tương đương giảm 1.114 triệu đồng.
Sáu tháng đầu năm 2014 đạt 3.198 triệu đồng, tăng 17,92% tương đương 486 triệu đồng. Có thể thấy, tìnhh hình kinh tế có phần phục hồi cuối năm 2013, cuộc sống ngày càng được nâng cao nên nhu cầu tiêu dùng cũng được nâng lên, những tháng đầu năm 2014 cũng là những ngày người dân tất bật cho nhu cầu sửa chữa, trang trí nhà, cũng như mua sắm cho dịp tết Nguyên Đáng.