Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 3 chi nhánh miền trung (Trang 34 - 40)

khai thường xuyên)

1.2.4.1 Kế toán tng hp chi phí

a. Ni dung:

Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất là kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tập hợp được trên các TK 621, 622, 627 theo từng đối tượng tính giá thành.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tập hợp được tập hợp trên các TK 621, 622, 627 trước khi kết chuyển theo từng đối tượng tính giá thành phải điều chỉnh giảm các khoản:

- Giá trị vật liệu dùng không hết hoặc chưa sử dụng.

- Khoản giảm chi phí sản xuất chung

- Khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung vượt trên định mức bình thường.

- Định phí sản xuất chung tính vào giá vốn do mức sản xuất thực tế thấp hơn công suất bình thường.

b. Tài khon s dng:

TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. (Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên)

TK 154 -CP NVLTT, CP NCTT, SXC phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ. - kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. -Giá thành sản xuất của sản phẩm nhập kho, chuyển bán. - trị giá phế liệu thu hồi trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được. - kết chuyển chi phí SX dở dang cuối kỳ- hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

c. Phương pháp hch toán:

TH1: Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

1. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trên mức bình thường)

Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

2. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nhân công trên mức bình thường) Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.

3. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn hoặc bằng công suất bình thường thì cuối kỳ, kế toán thực hiện việc tính toán, phân bổ và kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất chung (chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cốđịnh ) cho từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK627 - Chi phí sản xuất chung.

4. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cốđịnh phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cốđịnh không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng số chi phí sản xuất chung cốđịnh thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (Phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm)

5. Trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công nhập lại kho, ghi: Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu

Có TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

6. Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây ra thiệt hại sản phẩm hỏng phải bồi thường, ghi:

Nợ TK138 - Phải thu khác (1388) Nợ TK 334- Phải trả người lao động

Có TK154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

7. Đối với đơn vị có chu kỳ sản xuất, kinh doanh dài mà trong kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung sang TK 154, khi xác định được chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá thành sản phẩm, kế toán phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không được tính vào trị giá hàng tồn kho) mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Trường hợp đã kết chuyển chi phí từ TK 621,622, 627 sang TK 154).

8. Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho trong kỳ, ghi: Nợ TK 155 - Thành phẩm

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

9. Trường hợp sản phẩm sản xuất xong, không tiến hành nhập kho mà chuyển giao thẳng cho người mua hàng (Sản phẩm điện, nước. . .) ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

TH2: Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

1. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế xác định trị giá thực tế chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và thực hiện việc kết chuyển, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 631- Giá thành sản xuất.

2. Đầu kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thực tế sản xuất, kinh doanh dở dang, ghi: Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Sơ đồ hch toán chi phí sn xut kinh doanh theo phương pháp kê khai thường xuyên:

Sơđồ 1.4: Sơđồ hch toán tài khon 154

TK 154 152 138 giá trị phế liệu thu hồi Thu hồi do làm hỏng sản phẩm Giá thành TP nhập kho 622 KC CP NC TT 621 KC CPNVLTT 627 KC CP SXC 155 Giá thành TP gửi bán 157 632 Giá thành TP đã bán

1.2.4.2 Kế toán tính giá thành sn phm

Mỗi doanh nghiệp sản xuất gồm nhiều loại hình khác nhau, có đặc điểm riêng về tổ chức sản xuất, quản lý và quy trình công nghệ. Tuy nhiên, xét một cách tổng quát thì quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trải qua bốn bước:

Bước 1: Tập hợp các yếu tố chi phí đầu vào theo nơi phát sinh chi phí, theo nội dung kinh tế của chi phí, theo các khoản mục giá thành và theo từng đối tượng phải chịu chi phí.

Bước 2:Tập hợp chi phí và tính giá thành của sản xuất kinh doanh phụ, phân bổ giá trị của sản xuất phụ cho sản phẩm chính và các bộ phận khác trong doanh nghiệp.

Bước 3: Kết chuyển hoặc tính toán phân bổ các chi phí sản phẩm đã tập hợp được ở bước 1 cho các đối tượng tập hợp chi phí có liên quan để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cho từng đối tượng phải chịu chi phí.

Bước 4: Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản xuất thực tế các loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ trên cơ sở chi phí đã tổng hợp được ở bước 3.

1.2.4.3. Mi quan h gia chi phí sn xut và giá thành sn phm:

“Giá thành là toàn bộ hao phí lao động vật hóa và lao động sống trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, quản lý kinh doanh, được tính bằng tiền cho một sản phẩm, một đơn vị công việc, hoặc một dịch vụ sau một thời kỳ, thường là đến ngày cuối tháng”.

Về thực chất, chi phí sản phẩm tư vấn và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình tư vấn. Chi phí tư vấn và thiết kế phản ánh mặt hao phí, còn giá thành sản phẩm phản ánh kết quả của quá trình sản xuất. Tất cả các khoản chi phí phát sinh (kỳ này hay kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trước đó có liên quan đến khối lượng công trình hay HMCT, khi sản phẩm hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác giá thành sản phẩm tư vấn và thiết kế là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra ở thời điểm bất kỳ nào nhưng có liên quan tới khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành trong kỳđược thể hiện trong mối quan hệ sau:

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí dở dang cuối kỳ

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt khác nhau của một quá trình sản xuất, một bên là các yếu tố chi phí sản xuất đầu vào, một bên là kết quả sản xuất đầu ra nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối liên hệ mật thiết với nhau, chúng có nguồn gốc giống nhau nhưng khác nhau về mặt phạm vi và hình thái biểu hiện.

+ Chi phí sản xuất được xác định trong phạm vi giới hạn của từng kỳ nhất định. Chi phí sản xuất trong từng thời kỳ kế toán có liên quan đến hai bộ phận khác nhau: Sản phẩm hoàn thành trong kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ.

+ Giá thành sản phẩm chỉ tính cho sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ và chỉ tiêu này bao gồm hai bộ phận: Chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang kỳ này và một phần chi phí sản xuất trong kỳ này sau khi trừđi chi phí dở dang cuối kỳ.

Do đó, việc phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi, kiểm tra các chi phí phát sinh và chuẩn bị số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm.

1.2.5.Kế toán các khon thit hi trong sn xut.

1.2.5.1 Kế toán sn phm hng.

Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp.

Tuy nhiên sản phẩm hỏng chúng ta cần phân biệt 2 trường hợp :

- Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là sản phẩm có thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật và sửa chữa có lợi về mặt kinh tế.

- Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là sản phẩm không thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật hoặc sửa chữa không có lợi về mặt kinh tế.

1.2.5.2 Kế toán thit hi do ngng sn xut

quan (thiên tai dịch họa, thiếu nguyên vật liệu,…) các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ chi phí bảo dưỡng... đó được coi là những thiệt hại khi ngừng sản xuất.

Những thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến và ngừng sản xuất bất thường.Trường hợp ngừng sản xuất theo kế hoạch có tính chất tạm thời ( do tính thời vụ, do bảo dưỡng, sửa chữa máy móc) và doanh nghiệp có lập dự toán chi phí của thời gian ngừng sản xuất thì kế toán căn cứ vào dự toán để trích trước tính chi phí sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 3 chi nhánh miền trung (Trang 34 - 40)