Phân tích tài chính Công ty bằng sơ đồ Dupont

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại ngọc diễm (Trang 76)

Để thấy rõ hơn về mối quan hệ cũng nhƣ sự tác động qua lại giữa các tỷ số tài chính thì công thức Dupont đƣợc xem là một trong các công cụ phân tích tuy đơn giản nhƣng vô cùng hiệu quả. Dựa trên kết quả phân tích này,các nhà phân tích sẽ có đƣợc cái nhìn khái quát về toàn bộ các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp, từ đó đƣa ra các quyết định, chiến lƣợc kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Vì vậy để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty, ta sẽ tiến hành phân tích các tỷ số tài chính của Công ty thông qua sơ đồ Dupont dƣới đây.

Nhân Nhân Chia Chia Hình 4.2: Sơ đồ Dupont (2011 – 2013) ROE 2011 2012 2013 10,7 3,4 (3,0) ROA 2011 2012 2013 5,5 1,6 (1,5) Tổng TS/VCSH 2011 2012 2013 1,8 2,4 3,4 Vòng quay tổng TS 2011 2012 2013 2,8 2,4 2,1 ROS 2011 2012 2013 1,9 0,7 (0,7) Tổng tài sản 2011 2012 2013 12.124 14.116 13.320 Lợi nhuận ròng 2011 2012 2013 661 224 (200)

Doanh thu thuần

2011 2012 2013

34.448 33.731 27.586

Doanh thu thuần

2011 2012 2013

Qua sơ đồ Dupont hình 4.2 , ta có thể rút ra các nhận xét nhƣ sau: - Từ năm 2011 đến năm 2012

Chỉ số ROE năm 2011 là 10,7%, năm 2012 là 3,4% ( giảm 7,3% so với năm 2011). Nguyên nhân là do Tổng TS/ VCSH có sự tăng nhẹ từ 1,8% lên 2,4%, trong khi đó thì ROA lại giảm mạnh từ 5,5% xuống 1,6%. Nguyên nhân dẫn đến giá trị ROA giảm là do ROS giảm (do doanh thu thuần, lợi nhuận ròng đều giảm ) và vòng quay tổng tài sản giảm (do doanh thu thuần giảm nhẹ còn tổng tài sản lại tăng cao). Từ đó ta nhận thấy giai đoạn 2011 – 2012 tuy rằng Tổng TS/ VCSH có tăng nhƣng khả năng sinh lời của các tài sản, khả năng sinh lời của doanh thu tại Công ty chƣa đạt hiệu quả nên chỉ tiêu ROE đã biến chuyển theo xu hƣớng không tốt.

- Từ năm 2012 đến năm 2013

Năm 2013 chỉ số ROE là âm 3,0 giảm 6,4% so với năm 2012. Nguyên nhân là do Tổng TS/VCSH từ 2,4% tăng lên con số 3,4% nhƣng ROA lại giảm từ 1,6% xuống âm 1,5%. Chính những tác động tiêu cực từ 2 chỉ tiêu ROS và Vòng quay tổng tài sản làm cho ROA có giảm xuống đáng kể ( cụ thể ROS giảm từ 0,7% xuống -0,7% và Vòng quay tổng tài sản từ 2,4 xuống 2,1). Có thể thấy rằng đến năm 2013 nhìn chung các tỷ số tài chính của Công ty đều biến chuyển không đƣợc khả quan khi tất cả đều giảm đáng kể theo thời gian. Và đây là giai đoạn đáng báo động cho tình hình kinh doanh của Công ty.

Tóm lại, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE là chỉ tiêu quan trọng nhất trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, bởi vì nó phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng. Đây chính là mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các chủ sở hữu.

Nhƣ vậy, qua khai triển chỉ tiêu ROE có thể thấy chỉ tiêu này đƣợc cấu thành bởi ba yếu tố chính.

- Thứ nhất là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu. Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.

- Thứ hai là, vòng quay toàn bộ vốn (vòng quay tài sản). Đây là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

- Thứ ba là, hệ số vốn/vốn chủ sở hữu (hệ số nợ). Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.

Để tăng ROE, tức là tăng hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên. Một là, doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh, nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi

phí, nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên. Hai là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình, nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Ba là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tƣ.

4.6 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

4.6.1 Các yếu tố chủ quan

* Chất lƣợng sản phẩm:

Doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đều quan tâm và chú trọng vào mục đích lợi nhuận. Vì vậy, xây dựng sản phẩm có chất lƣợng tốt là cách để doanh nghiệp tạo dựng và thu hút khách hàng, giữ chữ tín tốt nhất. Công ty luôn lựa chọn những sản phẩm chất lƣợng cung ứng cho khách hàng, luôn tạo niềm tin tuyệt đối cho khách hàng ở mỗi loại sản phẩm.

* Phƣơng thức bán hàng:

Phƣơng thức bán hàng của Công ty chủ yếu là dựa vào những khách hàng quen thuộc, có quan hệ thƣơng mại lâu năm với Công ty. Vì thế, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm còn bó hẹp chƣa mở rộng đến nhiều đối tƣợng khách hàng mới. Tuy nhiên đứng trƣớc tình hình khó khăn này, Công ty đã có những chính sách công nghệ thông tin tìm kiếm thêm khách hàng mới.

* Giá bán:

Giá bán là một trong số những nhân tố chủ yếu có tác động lớn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Nó có thể tác động kích thích hay hạn chế cung cầu, do đó nếu xác định mức giá hợp lý sẽ giúp công ty đảm bảo khả năng tiêu thụ và tránh đƣợc tình trạng thua lỗ. Vì thế, giá bán đƣợc Công ty điều chỉnh khá linh hoạt trong từng giai đoạn kinh doanh và từng thời kỳ phát triển. Đặc biệt, Công ty còn căn cứ vào từng hợp đồng đặt hàng cụ thể để đƣa ra những mức giá phù hợp nhất nhằm thu hút khách hàng và kích thích sự tiêu dùng của họ, làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm cho Công ty.

* Tình hình dự trữ hàng hóa:

Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tỷ lệ tài sản kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì doanh thu từ hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho doanh nghiệp. Công ty luôn cố gắng duy trì lƣợng hàng tồn kho ở một mức hợp lý để

có thể cung ứng kịp thời cho khách hàng đồng thời tránh tình trạng ứ đọng trong thời gian dài.

4.6.2 Các yếu tố khách quan

* Các chính sách của Nhà nƣớc:

- Về công cụ giá cả: Trong nền kinh tế thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng, giá cả đóng vai trọ quan trọng trong quan hệ cung cầu, quan hệ tƣơng tác giữa cung cầu qua quá trình hình thành luật vận động của thị trƣờng. Nhà nƣớc sử dụng giá cả làm công cụ giá cả để điều tiết quan hệ cung cầu bằng cách xây dựng chính sách giá cả để khuyến khích hay hạn chế tiêu dùng loại hàng nào đó, đồng thời sử dụng sức mạnh để điều tiết giá cả đảm bảo thỉ trƣờng phát triển ổn định, ngăn chặn tình hình loạn giá trên thị trƣờng.

- Công cụ tài chính: Ngân hàng nhà nƣớc điều chỉnh các tỷ lệ lãi suất tiền gửi, cho vay để phù hợp với tình hình phát triển doanh nghiệp.

* Môi trƣờng tác nghiệp:

- Nhà cung cấp: Với tính chất là một Công ty Thƣơng mại cũng nhƣ là nhà phân phối lớn, Công ty tạo đƣợc mối quan hệ tốt nhất với các nhà cung cấp. Tuy nhiên, cũng có vài trƣờng hợp nhà cung cấp giao hàng không đáp ứng yêu cầu của Công ty, hu cầu khách hàng.

- Khách hàng: Khách hàng là ngƣời đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Họ đƣợc xem là đối tƣợng trung tâm, quyết định doanh nghiệp sẽ phải bán những loại hàng hóa, dịch vụ của mình nhƣ thế nào? ông ty luôn xem trọng những lựa chọn của khách hàng, tích cực đổi mới phƣơng thức bán hàng nhằm đáp ứng tốt nhất mong muốn của khách hàng.

- Đối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế ( nhà phân phối, bán lẽ, ngƣời tiêu dùng, thƣơng nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tƣơng đối trong têu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hoặc các lợi ích về kinh tế, thƣơng mại khác để thu đƣợc nhiều lợi ích nhất cho mình. Tuy nhiên cạnh tranh cũng tạo nên sức ép không nhỏ đối với công ty, đặc biệt là trong tình hình kinh tế thị trƣờng hiện nay nhiều doanh nghiệp thi nhau tung hàng để bán thu hồi vốn, tự giải cứu mình trong tình hình khó khăn dẫn đến tình trạng "loạn giá" gây ảnh hƣởng không tốt đến ngành kinh doanh mua bán trong nƣớc nói chung và Công ty nói riêng.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƢƠNG MẠI NGỌC DIỄM

5.1 NHẬN XÉT CHUNG

5.1.1 Nhận xét về công tác kế toán

5.1.1.1 Về thực hiện chế độ kế toán

-Ưu điểm:

Công ty đã áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính. Công ty sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung đơn giản, dễ hiểu và dễ theo dõi thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu , dễ phát hiện khi có những sai sót xảy ra.

Công ty đã áp dụng các mẫu chứng từ đúng với quy định và phù hợp với từng nghiệp vụ kinh tế cụ thể. Ngoài ra, việc ghi nhận thông tin trên chứng từ cũng đƣợc thực hiện tƣơng đối đầy đủ và chính xác, đảm bảo thể hiện rõ ràng các khoản mục cần thiết.

Công ty vẫn mở sổ theo dõi nghiệp vụ phát sinh nhƣng chủ yếu thực hiện bằng phần mềm kế toán trên máy tính. Hằng ngày dựa váo các chứng từ của nghiệp vụ phát sinh thực tế kế toán tiến hành nhập số liệu, thông tin vào các biểu bảng đƣợc thiết kế sẵn trong phần mềm. Các thông tin đó sẽ tự động cập nhật vào các sổ sách cần thiết. Vì thế việc sử dụng phần mềm kế toán đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng , giảm bớt một phần thời gian cho nhân viên kế toán.

Công ty đã tổ chức sổ sách khá đầy đủ và theo đúng các mẫu quy định, việc ghi nhận kịp thời, trung thực đảm bảo thực hiện tốt quá trình quản lý và theo dõi các số liệu kế toán của Công ty

Hệ thống danh mục tài khoản sử dụng phù hợp với nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty. Bên cạnh việc sử dụng tài khoản cấp 1 theo quy định để phản ánh nghiệp vụ phát sinh. Công ty còn thiết kế ra hệ thống tài khoản theo cấp 2 và cấp 3 giúp cho việc hạch toán thêm thuận tiện, dễ dàng teo dõi chính xác nội dung của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Nhược điểm:

Tuy nhiên, còn thiếu một số thông tin trên mẫu chứng từ và chữ ký của các bên liên quan trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.

5.1.1.2 Về tổ chức công tác kế toán

-Ưu điểm:

Đội ngũ nhân viên kế toán đƣợc đào tạo với trình độ chuyên môn cao, công việc đƣợc phân công một cách cụ thể, rõ ràng với từng ngƣời nên mang lại hiệu suất hoạt động cao.

Tổ chức công tác kế toán có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng không bị chồng chéo. Phòng kế toán đƣợc tổ chức khá chu đáo , an toàn cho việc lƣu trữ tài liệu.

Bộ máy kế toán đƣợc tổ chức theo hình thức tập trung phù hợp với loại hình doanh nghiệp nhỏ, đảm bảo sự tập trung thống nhất, chặt chẽ trong công tác chỉ đạo kế toán điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân lực, xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác và kịp thời.

Ngoài công tác kế toán ghi chép, cập nhật sổ sách bộ phận kế toán còn đƣợc hổ trợ bởi phần mềm kế toán phù hợp với đặc thù kinh doanh của Công ty. Việc sử dụng phần mềm giúp nhân viên kế toán lập các báo cáo tài chính một cách nhanh chóng, kịp thời cho Ban giám đốc làm cơ sở đƣa ra các quyết định cũng nhƣ chiến thuật kinh doanh.

-Nhược điểm:

Công ty kinh doanh hàng hóa đa dạng về quy cách, size làm cho công tác kiểm kê khó khăn, dễ nhầm lẫn khi giao hàng.

5.2 GIẢI PHÁP

5.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán

Công ty cần chú ý ghi nhận các khoản mục trên chứng từ cũng nhƣ trên sổ sách kế toán thật đầy đủ để giảm thiểu những rủi ro trong việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Thực hiện kiểm soát thật chặt chẽ trong quá trình nhập liệu vì Công ty đang sử dụng các phần mềm kế toán nên số liệu kế toán sẽ tự động đƣợc cập nhật vào các sổ và báo cáo tài chính. Vì vậy nếu số liệu đầu vào không chính xác sẽ ảnh hƣởng đến các sổ kế toán, báo cáo tài chính.

Cần bổ sung một số thông tin trên mẫu chứng từ và chữ ký của các bên liên quan trong quá trình thực hiện nghiệp vụ nhằm tăng tính hợp lý hơn cho mỗi chứng từ đƣợc lập.

5.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty ty

5.2.2.1 Giải pháp gia tăng doanh thu

Qua phân tích ta thấy doanh thu của Công ty chủ yếu là doanh thu từ bán hàng và CCDV ( chiếm khoảng 99% trong tổng doanh thu hàng năm) nên ta sẽ đƣa ra các giải pháp nâng cao doanh thu này cũng nhƣ giải pháp cho toàn doanh thu. Để tăng doanh thu ta có 2 cách: tăng sản lƣợng và tăng giá bán. Do Công ty chỉ mua hàng hóa rồi bán lại chứ không sản xuất nên việc tăng giá bán của Công ty gặp nhiều khó khăn. Nhƣ vậy để tăng doanh thu thì ta tăng sản lƣợng bán hàng bằng các cách sau:

Thực hiện giao hàng kịp thời, đúng mặt hàng và đầy đủ về số lƣợng theo yêu cầu đặt hàng để tạo đƣợc niềm tin và uy tín với khách hàng. Từ đó thiết lập mối quan hệ thƣơng mại lâu bền.

Công ty cần tăng cƣờng tìm hiểu thị trƣờng, bám sát cũng nhƣ nắm bắt nhu cầu của khách hàng về sản phẩm của Công ty. Công ty cần tổ chức công tác nghiên cứu thị trƣờng vì điều này giúp cho Công ty nắm đƣợc nhu cầu, sở thích của khách hàng để từ đó lập ra các kế hoạch bán hàng và tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả.

Thƣờng xuyên tìm hiểu các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực với Cty, để nắm đƣợc tình hình và khả năng của các Cty này, từ đó rút ra kinh nghiệm và kịp thời đƣa ra các giải pháp thích hợp nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của Cty trên thị trƣờng.

Đồng thời nên thực hiện các chƣơng trình khuyến mãi, giảm giá khi mua hàng số lƣợng lớn nhằm thu hút ngày càng nhiều đối tƣợng khách hàng.

5.2.2.2 Giải pháp kiểm soát chi phí

Một trong những mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp là luôn đạt hiệu quả cáo trong các kỳ kinh doanh. Nhƣng để đạt đƣợc mục tiêu đó thì giảm thiểu chi phí cũng là một phƣơng pháp luôn gắn liền với doanh nghiệp. Nhƣ đã phân tích ở trên thì giá vốn hàng bán luôn chiếm một tỷ trong cao nhất trong tổng chi phí, do đó để tiết kiệm đƣợc khoản chi phí này là một điều quan trọng đối với ban lãnh đạo Công ty. Để giảm đƣợc khoản chi phí này thì có 2 cách: giảm sản lƣợng và giảm giá bán. Tuy nhiên doanh nghiệp không thể giảm sản lƣợng đƣợc vì sự tăng lên của khối lƣợng tiêu thụ là dấu hiệu đáng mừng cho kinh doanh khi sản lƣợng bán ra càng nhiều thì doanh thu đạt càng cao. Còn về giá thành của thành phẩm do Công ty là doanh nghiệp thƣơng mại

chủ yếu là mua đi bán lại nên việc giảm giá thành hàng hóa còn phụ thuộc nhiều vào các nhà phân phối hàng.

Giảm chi phí tài chính:

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại ngọc diễm (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)