Đánh giá chung về đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật đại học thái nguyên (Trang 46)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.4.Đánh giá chung về đội ngũ giảng viên

2.2.4.1. Những mặt mạnh

Qua phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên của nhà trường, nhận thấy có một số mặt mạnh sau:

- Về nhận thức, đa số giảng viên nhà trường đã xác định được yêu cầu nhiệm vụ, nên đã tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường.

- Đội ngũ giảng viên rất đa dạng về chuyên môn ngành nghề, trong đó giảng viên cơ hữu chiếm số đông, giảng viên mời giảng chiếm tỷ lệ thấp. Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường chủ động trong việc phân công kế hoạch công tác cho đội ngũ giảng viên.

- Hầu hết giảng viên nhà trường có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nhất định, có tinh thần trách nhiệm gắn bó với chuyên môn nghề nghiệp, nhiều giảng viên có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn, phát huy tác dụng tốt trong đội ngũ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.4.2. Những tồn tại

- Cơ cấu đội ngũ chưa cân đối, bố trí sử dụng chưa thật sự cân đối giữa các ngành nghề chuyên môn. Hiện tượng vừa thừa lại vừa thiếu vẫn luôn xẩy ra, thiếu giảng viên nhiều nhất ở các ngành xây dựng dân dụng, xây dựng cầu đường, kinh tế, tài chính ngân hàng. Giáo viên đào tạo nghề thừa với số lượng lớn. - Trình độ được đào tạo của đội ngũ chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường, hiện tại còn thiếu nhiều giảng viên có kinh nghiệm và có trình độ cao.

- Năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên còn yếu, chất lượng công trình nghiên cứu còn chưa cao.

- Trong quá trình công tác, một bộ phận giảng viên còn biểu hiện t hiếu năng động, sáng tạo, chậm đổi mới nội dung và phương pháp sư phạm, năng lực tổ chức quản lý còn yếu, hiệu quả giảng dạy chưa cao.

2.2.4.3. Nguyên nhân tồn tại

Nguyên nhân của những tồn tại trên là do:

- Công tác quản lý nhà trường chưa đề ra những biện pháp đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn để xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường.

- Nội dung hoạt động chuyên môn chưa đi vào chất lượng phương pháp chậm đổi mới, còn mang tính hình thức, thiếu sáng tạo. Vì vậy chưa thu hút sự quan tâm đúng mức của đội ngũ giảng viên, hiệu quả tác dụng còn thấp. Cơ chế, chính sách khuyến khích động viên cán bộ giảng viên tham gia học tập, nghiên cứu khoa học còn hạn chế, chưa kịp thời, chưa đủ sức tạo động lực cho họ tích cực phấn đấu.

- Các điều kiện bảo đảm cho đội ngũ giảng viên thực hiện các hoạt động chuyên môn cũng còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cho việc đổi mới nội dung và phương pháp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3. Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ giảng viên ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật

2.3.1. Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên được thành lập trên cơ sở Đại học Thái Nguyên tổ chức sắp xếp lại các chuyên ngành từ hệ cao đẳng trở xuống và nâng cấp Trường Công nhân Kỹ thuật - ĐHTN thành Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên. Theo quyết định số: 4507/QĐ-BGD-ĐT ngày 18 tháng 8 năm 2005, đội ngũ cán bộ giảng viên nhà trường rất đa dạng về chuyên môn, ngành nghề. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ thì trình độ, năng lực đội ngũ còn bất cập, cơ cấu không đồng bộ. Để thực hiện mục tiêu đào tạo theo yêu cầu nhiệm vụ mới, nhà trường cần phải có sự phấn đấu vươn lên về nhiều mặt, trước hết là phải phát triển đội ngũ giảng viên. Bởi vì đội ngũ giảng viên có vai trò quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường.

Hiện nay Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc ĐHTN đang thực hiện mục tiêu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, cùng với việc đa dạng hóa các hình thức đào tạo. Từ đó, quy mô đào tạo ngày càng tăng cả về ngành nghề và lưu lượng đào tạo hàng năm. Chính vì vậy, việc phát triển đội ngũ giảng viên là một trong những yêu cầu cần thiết đang đặt ra cho nhà trường. Để đánh giá mức độ cần thiết về vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý và một số giảng viên trong nhà trường. Mặt khác còn dùng phiếu hỏi để khảo sát, điều tra thực trạng (phụ lục). Kết quả khảo sát thu nhận được cho thấy rằng về số lượng đội ngũ đang trong tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu, cơ cấu về giới tương đối hợp lý nhưng vẫn trong tình trạng mất cân đối về độ tuổi và trình độ chuyên môn, chất lượng đội ngũ còn dừng lại ở mức khá và trung bình, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đào tạo hiện tại và cho sự phát triển nhà trường trong giai đoạn 2012 - 2015.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trước tình hình thực trạng đội ngũ như hiện tại, công tác quản lý nhà trường cần thiết phải tìm ra các giải pháp thích hợp để tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên mới có thể đáp ứng được yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo theo mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường. Để giải quyết vấn đề trên, nhà trường có được những thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn.

2.3.2. Mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật là thành viên của ĐHTN, đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo. Là Trường cao đẳng đào tạo đa ngành đa hệ, với nhiều trình độ khác nhau. Nhiệm vụ đào tạo của nhà trường được xác định là đào tạo một đội ngũ cán bộ kỹ thuật kế toán thuộc các ngành nghề, nhằm phát triển đa dạng hóa nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội cho các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.

Để thực hiện tốt của nhà trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, góp phàn nâng cao năng lực, tự tìm việc làm cho người lao động. Một trong những công tác quan trọng cần được tiến hành là xây dựng hoàn thiện nhằm chuẩn hóa đội ngũ giảng viên nhà trường trong giai đoạn sắp tới được xác định là:

* Về cơ cấu: Bố trí nhân sự bảo đảm sự cân đối hài hòa về trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ giữa các khoa, các tổ chuyên môn, khắc phục tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu như hiện nay.

Bảo đảm sự cân đối về độ tuổi giữa các thế hệ trong đội ngũ giảng viên, nhằm phát huy thế mạnh của từng độ tuổi, tạo sự phối hợp hài hòa giữa các thế hệ nhà giáo trong đội ngũ; mặt khác tạo cơ hội thuận lợi cho việc xây dựng quy hoạch và bồi dưỡng đội ngũ kế thừa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảo đảm sự cân đối về giới trong đội ngũ giảng viên theo từng chuyên môn ở các khoa, tổ bộ môn; chú ý bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên nữ.

* Về số lượng: Từng bước tạo nguồn bổ sung đội ngũ giảng viên đủ về số

lượng, đặc biệt là số giảng viên còn đang thiếu ở các bộ môn nhằm khắc phục tình trạng dạy vượt giờ quá nhiều ở một số giảng viên như hiện tại. Việc tạo nguồn được tiến hành bằng nhiều cách như: Tiếp nhận người chuyển công tác từ nơi khác về (phải chọn đối tượng là những người đủ chuẩn theo quy định). Tuyển mới công chức theo chỉ tiêu biên chế hàng năm; mặt khác thực hiện kế hoạch đào tạo lại, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giảng viên hiện có theo các hình thức ngắn hạn và dài hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Về chất lượng: Nhà trường đã xác định chất lượng đội ngũ giảng viên

là yếu tố được coi trọng hàng đầu trong công tác phát triển đội ngũ. Mục tiêu của nhà trường về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong những năm sắp tới là:

- Về trình độ chuyên môn: Tiến hành đào tạo, bồi dưỡng đến năm 2015.

+ Tiến sĩ: 20 người + Thạc sĩ: 100 người

Theo dự kiến của lãnh đạo nhà trường thì đến năm 2015, đội ngũ giảng viên của trường 100% đạt chuẩn, 70% có trình độ thạc sĩ trở lên, không có giảng viên có trình độ cao đẳng.

Phấn đấu hàng năm có từ 20% đến 30% giảng viên giỏi.

Về công tác bồi dưỡng, hàng năm nhà trường tiếp tục cử giảng viên tham

gia các khóa bồi dưỡng về chuyên môn, đặc biệt là ngoại ngữ, tin học. Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giảng viên dự học các chứng chỉ để thi chuyển ngạch, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học, xem công tác NCKH là nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi giảng viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Về phẩm chất: Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của nhà

trường ngoài yêu cầu bảo đảm về trình độ thì mỗi giảng viên cần quan tâm rèn luyện về phẩm chất theo yêu cầu của nhà giáo đó là:

+ Không ngừng nâng cao nhận thức về tư tưởng, chính trị, rèn luyện đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh xứng đáng với danh hiệu cao quý là những người thầy giáo.

+ Tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng.

+Gắn bó với sự nghiệp đào tạo của nhà trường, tận tâm với công việc, hết lòng vì học sinh thân yêu.

+ Biết rèn luyện sức khỏe để đảm bảo công tác tốt, đạt hiệu quả cao.

- Về năng lực: Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm

vững vàng để hoàn thành tốt và đầy đủ các nhiệm vụ được giao. Có năng lực nghiên cứu khoa học và có khả năng tham gia các hoạt động xã hội của nhà trường, có năng lực tổ chức quản lý tập thể và kịp thời thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh. Có khả năng làm việc độc lập tự chủ, năng động sáng tạo trong hoạt động chuyên môn cũng như trong NCKH và tự học, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức để theo kịp với xu thế phát triển của thời đại.

2.3.3. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường

Qua điều tra thực tế, cho thấy rằng công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên đã được lãnh đạo và CBGV nhà trường nhận thức đúng đắn về sự cần thiết, tầm quan trọng nên đã tích cực tổ chức thực hiện theo nhiệm vụ kế hoạch từng năm học.

Lãnh đạo và các đoàn thể quần chúng trong nhà trường luôn xác định công tác đào tạo bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ là nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm cho hoạt động ổn định và phát triển nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.3.3.1. Công tác tuyển dụng

Qua ý kiến nhận xét của cán bộ chủ chốt và phòng tổ chức, cán bộ nhà trường đều xác định rằng công tác tuyển dụng và điều động cán bộ là việc làm thường xuyên và rất quan trọng nhằm tăng cường cho đội ngũ đảm bảo đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý đồng thời tạo động lực kích thích tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ CBGV, là điều kiện để duy trì có chất lượng và hiệu quả sự nghiệp đào tạo của nhà trường.

Đối với công tác tuyển dụng, hàng năm nhà trường căn cứ vào yêu cầu quy hoạch và định hướng phát triển ngành nghề chuyên môn để xây dựng chỉ tiêu biên chế và xác định nhu cầu tuyển dụng. Đối tượng tuyển dụng từ nhiều nguồn như: Cán bộ từ các ngành chuyên môn kỹ thuật có trình độ, năng lực phù hợp với nhiệm vụ đào tạo của nhà trường, sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học có thành tích học tập tốt, có chuyên môn phù hợp. Quy trình tuyển dụng được tiến hành theo quy định rất chặt chẽ, từ thông báo rộng rãi, liên hệ với các ngành liên quan, tiếp nhận hồ sơ, thực hiện các bước phỏng vấn, sơ tuyển, trình các cấp lãnh đạo xem xét quyết định.

Đối với công tác điều động CBGV được tiến hành theo năm học, căn cứ vào kế hoạch phân công chuyên môn của các khoa, nhà trường đã điều động GV trong nội bộ nhà trường nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Công tác này luôn được sự lãnh đạo của Đảng ủy và BGH theo đúng quy trình.

2.3.3.2. Công tác đào tạo bồi dưỡng

Trong những năm qua, bằng nhiều biện pháp phù hợp nhà trường đã tiến hành đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ GV, đã khắc phục nhiều khó khăn, tận dụng các điều kiện thuận lợi, mạnh dạn đầu tư từ nhiều nguồn để cử cán bộ GV đi học tập nâng cao trình độ, chuẩn bị cho chiến lược phát triển nhà trường. Mặt khác khuyến khích, động viên mọi CBGV vừa tham gia công tác vừa chủ động tích cực học tập tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Về công tác đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên

Trong 3 năm qua nhà trường đã liên tục cử CBGV đi đào tạo theo bảng thống kê dưới đây (xem bảng 2.7).

Bảng 2.7. Bảng thống kê số lƣợng CBGV đƣợc đào tạo hàng năm Trình độ

Năm học Nghiên cứu sinh Cao học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đại học (bằng 2) 2008-2009 03 08 03 2009-2010 04 12 11 2010-2011 07 29 22 Cộng 14 49 36

(Số liệu của Phòng tổ chức cán bộ Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật)

Từ số liệu thống kê cho thấy trong những năm qua nhà trường đã tích cực, chủ động đưa đi đào tạo chuẩn hóa rất nhiều giảng viên để nâng chất cho đội ngũ đạt được như hiện nay. Trong năm qua nhà trường cử đi đào tạo theo các hình thức tập trung và tại chức gồm: NCS - 14 người, cao học - 49 người, đại học bằng 2 - 36 người.

Công tác đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ đạt được kết quả như trên, ngoài sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo nhà trường, còn có sự nỗ lực cố gắng của bản thân CBGV. Để có được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của đội ngũ giảng viên, công tác quản lý đã không ngừng tác động giúp cho mỗi thành viên hiểu rõ đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình trước yêu cầu nhiệm vụ mới vì mục tiêu đào tạo và sự phát triển của nhà trường. Đặc biệt, từ khi trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc ĐHTN được thành lập, đa số CBGV đều xác định cho mình nhiệm vụ phải tham gia học tập theo kế hoạch đào tạo, chuẩn hóa của nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên, do nhà trường chưa có kế hoạch chiến lược về phát triển đội ngũ nên kế hoạch đào tạo thường bị động, có lúc tập trung đi học nhiều ở một số bộ môn làm ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy, có trường hợp không chọn lựa kỹ nên dẫn đến sự bất cập so với yêu cầu thực tế, là nguyên nhân của tình trạng vừa thừ lại vừa thiếu.

Chế độ, chính sách hiện hành chưa động viên đúng mức sự nỗ lực cố gắng của CBVC tích cực tham gia học tập; Việc theo dõi, đánh giá kết quả sau đào tạo chưa được nhà trường xây dựng thành những quy định cụ thể.

2.3.3.3. Các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giảng viên

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật đại học thái nguyên (Trang 46)