Thực trạng về chất lượng

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật đại học thái nguyên (Trang 40 - 44)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2Thực trạng về chất lượng

2.2.2.1. Về trình độ được đào tạo

Trình độ của đội ngũ giảng viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy nói riêng, chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì trước hết cần phải quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên nhà trường. Đối với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên, trình độ đội ngũ giảng viên còn thấp so với mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn 2012 - 2015. Số liệu được thống kê trong 3 năm gần đây như sau:

(Bảng 2.3 và 2.4)

Bảng 2.3. Thống kê trình độ chuyên môn cán bộ giảng dạy (từ năm 2008 đến 2011) Năm học Trình độ 2008 -2009 2009-2010 2010 -2011 Phó Giáo sư 01 01 02 Tiến sĩ 06 06 07 Thạc sĩ 52 71 85 Đại học 110 119 121 Cao đẳng 0 0 0 Cộng 169 197 215

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.4. Thống kê trình độ cán bộ giảng dạy theo khoa (tính đến năm học 2011) Trình độ Đơn vị Tổng số GV Phó giáo sƣ Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học và học viên cao học Cao đẳng Khoa T&QTKD 37 0 01 21 15 0 Khoa KTCN 39 01 3 22 13 0 Khoa KTNL 29 01 3 13 12 0 Khoa KHCB 25 0 0 14 11 0 Khoa ĐTN 51 0 0 15 36 0 Cộng 181 2 7 85 87 0

(Số liệu của phòng Tổ chức cán bộ - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật) 2.2.2.2. Về phẩm chất đội ngũ

Phẩm chất chính trị: Theo thống kê của Phòng Tổ chức cán bộ đa số giảng viên nhà trường được đào tạo qua các trường đại học công lập chính quy đúng với các chuyên ngành mà nhà trường đào tạo. Số giảng viên có tuổi đời từ 30 trở lên chiếm tỉ lệ khá đông, họ là những người từng trải qua thời kỳ khó khăn của đất nước mới đổi mới nên đã nhận thức rất sâu sắc về giá trị, thành quả của cuộc đổi mới đất nước. Theo nhận xét của Đảng ủy và Ban giám đốc ĐHTN hầu hết giảng viên nhà trường đều có phẩm chất chính trị vững vàng, tuyệt đối tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh những chủ trương đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Hiện tại Đảng bộ nhà trường có 132 Đảng viên sinh hoạt tại 11 chi bộ trực thuộc trong đó Đảng viên là cán bộ giảng dạy có 101 đồng chí chiếm tỉ lệ khá đông trong tổng số Đảng viên. Đó là số lượng đáng kể thể hiện phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.2.3. Về chất lượng giảng dạy

Hàng năm nhà trường dựa vào kết quả đánh giá xếp loại giảng viên ở các tổ chuyên môn của từng khoa và kết quả xét công nhận thành tích thi đua hoàn thành nhiệm vụ công tác của hội đồng thi đua nhà trường để đánh giá cán bộ công chức theo từng năm học. Vì vậy, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên được phản ánh phần nào qua kết quả xét thi đua theo năm học.

Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý cấp phòng - khoa đến đội ngũ giảng viên nhà trường luôn là những người tận tụy với nghề nghiệp, có trách nhiệm với công việc được giao, đa số họ thể hiện là những "tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên noi theo". Trong công tác luôn thực hiện "kỷ cương, tình thương, trách nhiệm", biết phối hợp cộng đồng trách nhiệm trong xây dựng, hoàn thiện môi trường giáo dục lành mạnh tại nhà trường.

2.2.2.4. Về năng lực * Năng lực dạy học

Trong báo cáo tổng kết năm học 2010 - 2011, Hiệu trưởng nhà trường đã có nhận định "Những năm học qua, đội ngũ giảng viên nhà trường đã có nhiều cố gắng chuyển biến tích cực trong việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực. Một số giảng viên có kỹ năng sư phạm khá vững vàng, thể hiện qua công tác giảng dạy, hướng dẫn thực tập, công tác nghiên cứu khoa học. Kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên và chất lượng học tập của HSSV được tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ thì những năm tới cần phải bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên

đặc biệt là số giảng viên trẻ". Qua đợt lấy phiếu khảo sát tháng 12/2011 có

181 phiếu khảo sát dành cho giảng viên thì có đến 82 phiếu tự nhận là có đủ kiến thức để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, 80 phiếu cho rằng cần phải bồi dưỡng thêm về chuyên môn, 29 phiếu cần bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Năng lực giáo dục

Trong nhà trường, công tác quản lý giáo dục và công tác chủ nhiệm lớp rất quan trọng, nó góp phần quan trọng cho việc hoàn thiện nhân cách HSSV, nâng cao chất lượng hiệu quả của quá trình đào tạo. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi người cán bộ giảng viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng phải có năng lực tổ chức quản lý nhất định, dành nhiều thời gian, công sức để luôn theo dõi sâu sát đối với HSSV. Tìm hiểu rõ đặc điểm, tâm tư, tình cảm của đối tượng giáo dục để có biện pháp giáo dục phù hợp. Qua khảo sát thực tế tháng 12/2011 cho thấy đội ngũ giảng viên nhà trường đã có nhiều cố gắng và hoàn thành tốt vai trò nhiệm vụ giáo dục HSSV, có một số kinh nghiệm thực tiễn trong công tác giáo dục đặt ra. Tuy nhiên, một số giảng viên trẻ vẫn còn hạn chế kỹ năng quản lý giáo dục HSSV.

* Năng lực nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường, mỗi cán bộ giảng viên phải tham gia nghiên cứu khoa học để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của mình. Tuy nhiên trong thực tế hiện tại vẫn còn một số cán bộ giảng viên lúng túng về phương pháp và năng lực nghiên cứu khoa học còn yếu. Đối với nhà trường, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên. Vì vậy số đề tài khoa học được nghiên cứu ngày càng nhiều. Nhìn chung, công tác nghiên cứu khoa học của nhà trường còn mang tính phong trào, nhiều giảng viên chưa nắm chắc cơ sở, phương pháp nghiên cứu khoa học, mục tiêu nghiên cứu chưa được xác định rõ ràng, nội dung còn đơn điệu, giá trị nghiên cứu mang lại chưa cao. Chính vì vậy, việc hướng dẫn HSSV nghiên cứu khoa học còn gặp nhiều khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Năng lực tự bồi dưỡng

Qua phỏng vấn Ban giám hiệu và kiểm tra cụ thể đã xác định rằng: Ngoài việc thực hiện kế hoạch đào tạo tập trung, tại chức thì việc tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ giảng viên là rất quan trọng, cần thiết. Đặc biệt là khi Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên được thành lập, chỉ đạo 40/CT - TW ra đời. Từ đó, ý thức và năng lực tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên được nâng lên một bước đáng kể. Cùng với sự giúp đỡ của các tổ chuyên môn, sự khuyến khích, tạo điều kiện của nhà trường, mỗi cán bộ giảng viên có sự quan tâm đến công tác tự bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy vì sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Tuy nhiên, việc tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên nhà trường vẫn chưa có sự tổ chức quản lý chặt chẽ, chưa có một cơ chế, chính sách cụ thể nhằm khuyến khích động viên tất cả đội ngũ sư phạm tham gia nên năng lực tự bồi dưỡng của giảng viên nhà trường còn thấp, hiệu quả còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật đại học thái nguyên (Trang 40 - 44)