Khái quát về Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật đại học thái nguyên (Trang 33)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Khái quát về Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật

Trường Cao đẳng kinh tế - Kỹ thuật là trường thành viên của Đại học Thái Nguyên. Trường được thành lập năm 2005 theo quyết định số/ QĐ- BGD-ĐT, trên cơ sở phân công lại nhiệm vụ các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên. Tiền thân Trường là Trường Công nhân cơ điện Việt Bắc được thành lập năm 1974.

Tám năm qua nhà trường đã đào tạo được hàng nghìn cán bộ các ngành như: Kinh tế, kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật giao thông, kỹ thuật quản lý đất đai, kỹ thuật nông lâm của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Đến năm 2012, do yêu cầu phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh trong khu vực. Mục tiêu đào tạo của trường gồm đa ngành, đa bậc, đa hệ, đào tạo các trình độ từ cao đẳng và thấp hơn. UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt cấp cho nhà trường sử dụng diện tích từ 8,2 (ha) lên 25 (ha) (tháng 3 năm 2008). Hiện tại nhà trường đang đào tạo 32 mã ngành, nghề bao gồm:

Cao đẳng chuyên nghiệp 14 ngành: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính

ngân hàng, Kinh tế xây dựng, kế toán – kiểm toán, trồng trọt, thú y, quản lý đất đai, quản lý môi trường, cơ khí, điện, công nghệ thông tin, xây dựng cầu đường, xây dựng dân dụng. Nhà trường đào tạo hệ này theo hệ thống tín chỉ. Trung cấp chuyên nghiệp có 6 ngành: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, cơ khí, điện, công nghệ thông tin. Cao đẳng nghề gồm 7 nghề: Hàn, Công nghệ ôtô, cắt gọt kim loại, Điện công nghiệp, Lắp giáp và sửa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chữa máy tính, Nguội sửa chữa máy công cụ, Kế toán doanh nghiệp. Trung cấp nghề có 5 nghề: Điện xí nghiệp, Nguội sửa chữa thiết bị, hàn, cắt gọt kim loại, công nghệ ôtô.

Tổ chức bộ máy của nhà trường được xây dựng và hoạt động dựa trên cơ sở quy chế điều lệ Trường Cao đẳng do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành gồm : Ban giám hiệu gồm có: 1 Hiệu trưởng và 03 Phó hiệu trưởng, 05 phòng chức năng và 05 khoa trực thuộc Ban giám hiệu.

- Tổng số cán bộ - giảng viên và nhân viên phục vụ là: 255 người trong đó: - Cán bộ giảng dạy : 181 người.

- Cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ: 74 người

- Ngoài ra còn đội ngũ giảng viên hợp đồng, mời giảng là 21 người.

* Vị trí, chức năng của nhà trường:

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật là một trường thành viên của ĐHTN, chịu quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường có chức năng:

- Đào tạo và liên kết đào tạo đa ngành, đa hệ, đa lĩnh vực với nhiều trình độ khác nhau, nhằm phát triển theo hướng đa dạng nguồn nhân lực cho các tỉnh miền bắc Việt Nam.

- Nghiên cứu khoa học và phát triển ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ.

* Nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên có nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Đào tạo cán bộ kỹ thuật, kinh tế... đạt trình độ cao đẳng và thấp hơn. - Liên kết với các trường đại học để đào tạo trình độ đại học theo hình thức đào tạo chính quy và không chính quy theo quy định của Luật giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thực hiện hình thức đào tạo liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng và đại học.

- Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ.

- Thực hiện các hoạt động sản xuất, dịch vụ theo quy định của pháp luật và phù hợp với các ngành nghề đào tạo của nhà trường.

* Sơ đồ tổ chức bộ máy hiện tại của trường

- Ban giám hiệu gồm có: + Hiệu trưởng

+ Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo. + Phó Hiệu trưởng phụ trách HSSV.

+ Phó Hiệu trưởng phụ trách tổ chức hành chính - quản trị. - Các Hội đồng tư vấn.

- Các tổ chức đoàn thể. + Đảng ủy.

+ Công đoàn.

+ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. + Hội sinh viên.

- Các phòng chức năng:

+ Phòng đào tạo KH&QHQT. + Phòng tổ chức - tài vụ + Phòng Công nghệ thông tin + Phòng CT-HSSV

+ Phòng TTKT&ĐBCL - Các khoa trực thuộc :

+ Khoa Kỹ thuật Công nghiệp. + Khoa Kỹ thuật Nông lâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh. + Khoa Khoa học Cơ bản.

+ Khoa Đào tạo nghề.

Dưới khoa có các tổ chuyên môn trực thuộc khoa, các cơ sở thực hành, thực tập, thí nghiệm…

Cơ sở vật chất nhà trường với tổng diện tích là: 24.5 (ha) gồm 1145m2

nhà làm việc, 40 phòng học lý thuyết, 08 xưởng thực tập, 04 ký túc xá 05 tầng. Hiện trường đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản với nhiều hạng mục bao gồm: Giảng đường, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng làm việc và khu vui chơi giải trí hiện đại

Với những thành tích nổi bật như vậy trường đã được nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương lao động, cờ thi đua và nhiều bằng khen. Trường cũng đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá kiểm định chất lượng và tổ chức đánh giá xong ở cấp Đại học vùng đạt yêu cầu.

Triển vọng trong tương lại sắp tới, với sự quan tâm của ĐHTN, tỉnh Thái Nguyên và Bộ Giáo dục và Đào tạo với những chính sách đầu tư của Nhà nước để tập trung đẩy nhanh sự phát triển sự nghiệp cho khu vực miền núi trung du phía Bắc, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó đặt ra yêu cầu với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ cho lực lượng lao động là rất lớn, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường từ đó sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi để tiếp tục phát triển trong những năm sắp tới.

2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên của trƣờng CĐ Kinh tế - Kỹ thuật thuộc ĐHTN

2.2.1. Thực trạng về số lượng

Hiện tại Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật thuộc ĐHTN có tổng số nhân sự là: 255 người gồm cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên phục vụ các phòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chức năng. Trong đó 181 giảng viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy tại 5 khoa của trường (xem bảng 1.1 và 1.2). Là bảng thống kê số lượng giảng viên trong 3 năm gần đây (từ năm học 2008- 2009 đến năm học 2009-2010 và năm học 2010 - 2011) và hiện trạng số lượng giảng viên được bố trí công tác giảng dạy ở các khoa.

Bảng 2.1. Bảng thống kê số lƣợng giảng viên từ năm 2008 – 2011 Năm học 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011

Giảng viên 161 170 181

CBNV 63 69 74

Tổng 224 239 255

(Số liệu của Phòng Tổ chức cán bộ Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật thuộc ĐHTN)

Bảng 2.2. Bảng thống kê hiện trạng CBGV ở các khoa tính đến năm học 2010 - 2011 Hiện trạng Đơn vị Tổng số GV Giáo viên đi học dài hạn GV hiện có Tình trạng thiếu GV bộ môn Tình trạng thừa GV bộ môn

Khoa T&QTKD 37 02 35 -Tài chính NH

- Kế toán Khoa KTCN 39 02 37 - XD D D - XDCĐ Khoa KTNL 29 01 28 - Địa chính Khoa KHCB 25 0 25 - Toán - Vật lý - TT HCM Khoa ĐTN 51 0 51 - Hàn - Cắt gọt

- Sửa chữa ô tô - Điện

(Số liệu của phòng Tổ chức cán bộ Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Những mặt mạnh

Nhà trường đã làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức trong cán bộ, giảng viên.

Tình hình chính trị, tư tưởng trong nhà trường ổn định, đoàn kết nội bộ được giữ vững.

Cơ sở vật chất ngày càng được bổ sung, hoàn thiện phần nào đáp ứng được yêu cầu nâng cao cơ bản của công tác dạy – học và nâng cao chất lượng đào tạo.

Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm, tạo điều kiện cho giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy Đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ tăng nhanh. Số lượng giảng viên được tuyển dụng trong những năm gần đây phần nào đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo.

Chế độ chính sách đối với đội ngũ giảng viên cơ bản được thực hiện đúng quy định của nhà nước.

Là thành viên của Đại học Thái Nguyên nên đã được các trường thành viên trong đại học cung cấp nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ giảng dạy có bề dày kinh nghiệm.

Đội ngũ giáo viên nhà trường trẻ khá đa dạng về ngành nghề, phân bố ở các khoa đáp ứng được yêu cầu của công tác giảng dạy theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Về số lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu chiếm đa số so với số ít giảng viên thỉnh giảng đã tạo được sự thuận lợi trong việc bố trí ổn định kế hoạch giảng dạy.

* Những mặt yếu

Do công tác quy hoạch còn yếu nên ĐNGV nhà trường còn thiếu đồng bộ, một số bộ môn còn thiếu giảng viên có trình độ chuyên môn, kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệm; một số ngành đào tạo chưa có đủ đội ngũ giảng dạy, đang phải hợp đồng, liên kết đào tạo với các trường ĐH, CĐ khác.

Một bộ phận giảng viên chậm đổi mới phương pháp, ít nghiên cứu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy; một bộ phận cán bộ quản lý và nhân viên thừa hành chưa được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, nghiệp vụ công tác.

Các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV như đào tạo, bồi dưỡng, NCKH, hội thảo, hội giảng … đã được quan tâm nhưng chưa có lộ trình và biện pháp rõ ràng, chưa có sự đánh giá, tổng kết hoạt động.

Mặc dù cơ sở vật chất đã từng bước được bổ sung, hoàn thiện nhưng vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.

Nhìn chung thu nhập của ĐNGV còn thấp, nhà trường không có nhiều khoản hỗ trợ thêm. Đặc biệt đối với đội ngũ giảng viên trẻ, đời sống còn nhiều khó khăn về điều kiện ăn, ở, đi lại, … với mức lương hiện tại nhiều giảng viên chưa thể chuyên tâm giảng dạy. Vì thế mà ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giảng viên cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường.

Quan hệ hợp tác trong và ngoài nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo còn gặp nhiều khó khăn.

Công tác kiểm tra, đánh giá chưa xây dựng được chuẩn đánh giá giảng viên; công tác thi đua; khen thưởng còn chưa tạo được sức hấp dẫn và hưởng ứng nhiệt tình từ phía ĐHGV.

Các chế độ, chính sách khuyến khích giảng dạy và NCKH chưa phù hợp. Vì vậy, chưa tạo điều kiện cho giảng viên tập trung đầu tư nhiều cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, NCKH và việc nghiên cứu biên soạn tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.2 Thực trạng về chất lượng

2.2.2.1. Về trình độ được đào tạo

Trình độ của đội ngũ giảng viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy nói riêng, chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì trước hết cần phải quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên nhà trường. Đối với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên, trình độ đội ngũ giảng viên còn thấp so với mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn 2012 - 2015. Số liệu được thống kê trong 3 năm gần đây như sau:

(Bảng 2.3 và 2.4)

Bảng 2.3. Thống kê trình độ chuyên môn cán bộ giảng dạy (từ năm 2008 đến 2011) Năm học Trình độ 2008 -2009 2009-2010 2010 -2011 Phó Giáo sư 01 01 02 Tiến sĩ 06 06 07 Thạc sĩ 52 71 85 Đại học 110 119 121 Cao đẳng 0 0 0 Cộng 169 197 215

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.4. Thống kê trình độ cán bộ giảng dạy theo khoa (tính đến năm học 2011) Trình độ Đơn vị Tổng số GV Phó giáo sƣ Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học và học viên cao học Cao đẳng Khoa T&QTKD 37 0 01 21 15 0 Khoa KTCN 39 01 3 22 13 0 Khoa KTNL 29 01 3 13 12 0 Khoa KHCB 25 0 0 14 11 0 Khoa ĐTN 51 0 0 15 36 0 Cộng 181 2 7 85 87 0

(Số liệu của phòng Tổ chức cán bộ - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật) 2.2.2.2. Về phẩm chất đội ngũ

Phẩm chất chính trị: Theo thống kê của Phòng Tổ chức cán bộ đa số giảng viên nhà trường được đào tạo qua các trường đại học công lập chính quy đúng với các chuyên ngành mà nhà trường đào tạo. Số giảng viên có tuổi đời từ 30 trở lên chiếm tỉ lệ khá đông, họ là những người từng trải qua thời kỳ khó khăn của đất nước mới đổi mới nên đã nhận thức rất sâu sắc về giá trị, thành quả của cuộc đổi mới đất nước. Theo nhận xét của Đảng ủy và Ban giám đốc ĐHTN hầu hết giảng viên nhà trường đều có phẩm chất chính trị vững vàng, tuyệt đối tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh những chủ trương đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Hiện tại Đảng bộ nhà trường có 132 Đảng viên sinh hoạt tại 11 chi bộ trực thuộc trong đó Đảng viên là cán bộ giảng dạy có 101 đồng chí chiếm tỉ lệ khá đông trong tổng số Đảng viên. Đó là số lượng đáng kể thể hiện phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.2.3. Về chất lượng giảng dạy

Hàng năm nhà trường dựa vào kết quả đánh giá xếp loại giảng viên ở các tổ chuyên môn của từng khoa và kết quả xét công nhận thành tích thi đua hoàn thành nhiệm vụ công tác của hội đồng thi đua nhà trường để đánh giá cán bộ công chức theo từng năm học. Vì vậy, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên được phản ánh phần nào qua kết quả xét thi đua theo năm học.

Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý cấp phòng - khoa đến đội ngũ giảng viên nhà trường luôn là những người tận tụy với nghề nghiệp, có trách nhiệm với công việc được giao, đa số họ thể hiện là những "tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên noi theo". Trong công tác luôn thực hiện "kỷ cương, tình thương, trách nhiệm", biết phối hợp cộng đồng trách nhiệm trong xây dựng, hoàn thiện môi trường giáo dục lành mạnh tại nhà trường.

2.2.2.4. Về năng lực * Năng lực dạy học

Trong báo cáo tổng kết năm học 2010 - 2011, Hiệu trưởng nhà trường đã có nhận định "Những năm học qua, đội ngũ giảng viên nhà trường đã có nhiều cố gắng chuyển biến tích cực trong việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực. Một số giảng viên có kỹ năng sư phạm khá vững vàng, thể hiện qua công tác giảng dạy, hướng dẫn thực tập, công tác nghiên cứu khoa học. Kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên và chất lượng học tập của HSSV được tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ thì những năm tới cần phải bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật đại học thái nguyên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)