8. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Thực trạng về số lượng
Hiện tại Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật thuộc ĐHTN có tổng số nhân sự là: 255 người gồm cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên phục vụ các phòng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chức năng. Trong đó 181 giảng viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy tại 5 khoa của trường (xem bảng 1.1 và 1.2). Là bảng thống kê số lượng giảng viên trong 3 năm gần đây (từ năm học 2008- 2009 đến năm học 2009-2010 và năm học 2010 - 2011) và hiện trạng số lượng giảng viên được bố trí công tác giảng dạy ở các khoa.
Bảng 2.1. Bảng thống kê số lƣợng giảng viên từ năm 2008 – 2011 Năm học 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011
Giảng viên 161 170 181
CBNV 63 69 74
Tổng 224 239 255
(Số liệu của Phòng Tổ chức cán bộ Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật thuộc ĐHTN)
Bảng 2.2. Bảng thống kê hiện trạng CBGV ở các khoa tính đến năm học 2010 - 2011 Hiện trạng Đơn vị Tổng số GV Giáo viên đi học dài hạn GV hiện có Tình trạng thiếu GV bộ môn Tình trạng thừa GV bộ môn
Khoa T&QTKD 37 02 35 -Tài chính NH
- Kế toán Khoa KTCN 39 02 37 - XD D D - XDCĐ Khoa KTNL 29 01 28 - Địa chính Khoa KHCB 25 0 25 - Toán - Vật lý - TT HCM Khoa ĐTN 51 0 51 - Hàn - Cắt gọt
- Sửa chữa ô tô - Điện
(Số liệu của phòng Tổ chức cán bộ Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Những mặt mạnh
Nhà trường đã làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức trong cán bộ, giảng viên.
Tình hình chính trị, tư tưởng trong nhà trường ổn định, đoàn kết nội bộ được giữ vững.
Cơ sở vật chất ngày càng được bổ sung, hoàn thiện phần nào đáp ứng được yêu cầu nâng cao cơ bản của công tác dạy – học và nâng cao chất lượng đào tạo.
Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm, tạo điều kiện cho giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy Đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ tăng nhanh. Số lượng giảng viên được tuyển dụng trong những năm gần đây phần nào đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo.
Chế độ chính sách đối với đội ngũ giảng viên cơ bản được thực hiện đúng quy định của nhà nước.
Là thành viên của Đại học Thái Nguyên nên đã được các trường thành viên trong đại học cung cấp nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ giảng dạy có bề dày kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo viên nhà trường trẻ khá đa dạng về ngành nghề, phân bố ở các khoa đáp ứng được yêu cầu của công tác giảng dạy theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.
Về số lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu chiếm đa số so với số ít giảng viên thỉnh giảng đã tạo được sự thuận lợi trong việc bố trí ổn định kế hoạch giảng dạy.
* Những mặt yếu
Do công tác quy hoạch còn yếu nên ĐNGV nhà trường còn thiếu đồng bộ, một số bộ môn còn thiếu giảng viên có trình độ chuyên môn, kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiệm; một số ngành đào tạo chưa có đủ đội ngũ giảng dạy, đang phải hợp đồng, liên kết đào tạo với các trường ĐH, CĐ khác.
Một bộ phận giảng viên chậm đổi mới phương pháp, ít nghiên cứu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy; một bộ phận cán bộ quản lý và nhân viên thừa hành chưa được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, nghiệp vụ công tác.
Các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV như đào tạo, bồi dưỡng, NCKH, hội thảo, hội giảng … đã được quan tâm nhưng chưa có lộ trình và biện pháp rõ ràng, chưa có sự đánh giá, tổng kết hoạt động.
Mặc dù cơ sở vật chất đã từng bước được bổ sung, hoàn thiện nhưng vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
Nhìn chung thu nhập của ĐNGV còn thấp, nhà trường không có nhiều khoản hỗ trợ thêm. Đặc biệt đối với đội ngũ giảng viên trẻ, đời sống còn nhiều khó khăn về điều kiện ăn, ở, đi lại, … với mức lương hiện tại nhiều giảng viên chưa thể chuyên tâm giảng dạy. Vì thế mà ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giảng viên cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường.
Quan hệ hợp tác trong và ngoài nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo còn gặp nhiều khó khăn.
Công tác kiểm tra, đánh giá chưa xây dựng được chuẩn đánh giá giảng viên; công tác thi đua; khen thưởng còn chưa tạo được sức hấp dẫn và hưởng ứng nhiệt tình từ phía ĐHGV.
Các chế độ, chính sách khuyến khích giảng dạy và NCKH chưa phù hợp. Vì vậy, chưa tạo điều kiện cho giảng viên tập trung đầu tư nhiều cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, NCKH và việc nghiên cứu biên soạn tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn