Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên trường trung học phổ thông hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 82)

Chúng tôi xây dựng và đề xuất các biện pháp trên cơ sở của các chức năng quản lý trong chu trình quản lý, đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

Chúng tôi đã đi sâu vào từng chức năng quản lý và cụ thể hóa chúng trong hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GV của nhà trường. Các biện pháp là một thể thống nhất, giống như một chu trình quản lý.

Trong các nhóm biện pháp đề xuất trên, nhóm biện pháp: “Tổ chức bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, nhận thức hiểu biết về công tác chuyên môn” là nhóm biện pháp định hướng cơ bản, tiền đề. Nhóm biện pháp: “Tổ chức bồi dưỡng NLCM cho đội ngũ GV” là nhóm biện pháp có tính hạt nhân, quyết định đến chất lượng các hoạt động GD của trường. Nhóm biện pháp “bổ trợ” là nhóm biện pháp mang tính hỗ trợ, tạo động lực cho đội ngũ GV phát huy năng lực của mình.

Không có biện pháp nào là vạn năng, phải vận dụng một cách linh hoạt nhiều biện pháp để phối hợp giải quyết một nhiệm vụ. Mỗi biện pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định, do đó khi thực hiện cần phải kết hợp một cách hài hòa, đồng bộ, có hệ thống đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Song nếu cần phải nêu ra biện pháp nào là mấu chốt, quan trọng hơn cả thì đối chiếu với thực tiễn GD của trường THPT Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ, chúng tôi sẽ chọn Nhóm biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng NLCM cho đội ngũ GV làm khâu đột phá. Bởi vì xét cho cùng, mọi hoạt động đều do con người thực hiện. Hoạt động chuyên môn cũng vậy, đều do GV thực hiện và

kết quả của hoạt động này phần lớn là do nỗ lực phấn đấu và năng lực của mỗi GV quyết định.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên trường trung học phổ thông hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 82)